Kết quả khảo sát môi trường chăn nuôi tại xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

: Thứ năm - 11/05/2017 06:29  |  Đã xem: 1493
Thời gian khảo sát: Tháng 3.2017 Tháng 3 năm 2017, PPMU và điều phối viên của tỉnh đã tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi lợn tại xã Giao Châu, huyện Giao Thủy và một số địa phương khác của tỉnh Nam Định.
Kết quả cho thấy:
- Chăn nuôi lợn gắn liền với công trình bioga là hướng phát triển mạnh mẽ, là nhu cầu thiết thực của người chăn nuôi, tuy nhiên do chưa đủ tài chính nên nhiều địa phương chỉ thực hiện được trên 50%, xã Giao Châu đạt 77%. Một gia đình 4-7 người, chăn nuôi khoảng 30-35 con lợn với hầm bioga có thể tích 12-15m3, sẽ giúp cho gia đình có đầy đủ khi ga làm nhiên liệu để đun nấu, sinh hoạt. Trường hợp không sử dụng hết khí ga, người chăn nuôi đã chia sẻ cho các hộ xung quanh cùng sử dụng miễn phí. Nước thải sau bể bioga dùng để tưới cây trồng hoặc thải ra ao, đồng ruộng nhưng không làm chết cây, chết cá. Chăn nuôi lợn gắn liền với công nghệ Bioga giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, tăng tình đoàn kết hàng xóm.
- Đa số các hộ chăn nuôi lợn quản lý, vận hành và bảo dưỡng hầm Bioga tốt, một số ít quản lý chưa tốt nên hầm Bioga không sinh khí, chậm sửa chữa.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường:
+ Đối với nuôi lợn dưới 1000 con ở chuồng không có bể tắm: * Thu gom 1 phần phân trước khi xả nước rửa chuồng (khoảng 2/3 lượng phân). Phân thu gom được để sản xuất phân compost. * Ví dụ 900 con sẽ thu được 1.800 kg và bán ngay được với giá 300-400 đ/kg phân tươi, nếu để sau 5 ngày bán được 400-500đ. Để thu gom phân của 900 con lợn trên diện tích chuồng khoảng 720m2, chỉ mất 2 công tương đương 300.000 đ, trong khi bán phân được 720.000đ (1.800 kg x 400 đ). Như vậy vừa giảm tải hầm Bioga vừa thu thêm tiền, mà còn giảm được lượng nước để rửa chuồng.
+ Đối với nuôi lợn từ 1000 con trở lên: •    Xây dựng 1-2 bể thu gom chất thải ở vị trí trước HDPE. Các bể này chứa chất thải, sau vài tiếng sẽ lắng đọng, nếu quá nhiều chất thải, sẽ tràn một phần vào hầm Bioga sinh ra ga để đun nấu, chạy máy phát điện bằng khí Bioga… •    Chất thải của bể thu gom này, người chăn nuôi sẽ bán cho người sở hữu máy tách phân di động. Thực hiện giải pháp trên sẽ góp phần giảm tải cho hầm Bioga, thu được chất thải để sản xuất phân hữu cơ và giảm sử dụng nước trong nghề chăn nuôi lợn TS. Tống Khiêm, Tư vấn dự án LCASP
Ban QLDA LCASP xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Tống Khiêm, Tư vấn dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP)
                                                                                                                                                                                 CPMU
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây