Triển khai hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn

: Thứ tư - 27/06/2018 14:55  |  Đã xem: 1305
Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) thuộc Bộ NN&PTNT triển khai từ tháng 6/2013 - 6/2019, với tổng vốn 84 triệu USD, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Theo đó, Dự án triển khai tại 10 tỉnh/TP: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.Nhằm quản lý hiệu quả chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm, hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học (KSH), tạo ra nguồn năng lượng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Dự án LCASP góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ, trang trại bền vững. Qua đó, đẩy mạnh sản xuất phân bón hữu cơ, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kich vào đường link xem bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 5/2018

Các hợp phần triển khai Dự án gồm: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi (CTCN) và thị trường các bon; Xây dựng các khóa đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon; Tiêu chuẩn hóa và phổ biến các gói thiết kế cho chuỗi giá trị KSH; Đăng ký chương trình hoạt động (PoA) cho các công trình KSH quy mô nhỏ, vừa và lớn tại các thị trường tín chỉ cácbon thích hợp; Giám sát lượng giảm phát thải CO2 hàng năm; Tăng cường năng lực cho các cơ quan có liên quan nhằm giám sát các công trình KSH đã xây dựng…
d
Các chuyên gia Dự án LCASP hướng dẫn các hộ dân xây dựng công trình biogas
 

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn nuôi tập trung, làm phát sinh khối lượng nguồn thải lớn khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm KSH, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn…), còn lại 80% bị lãng phí và phần lớn thải bỏ ra môi trường, gây ô nhiễm. Nghiên cứu của Dự án LCASP chỉ ra nguyên nhân chính là do các trang trại chăn nuôi lợn đã sử dụng quá nhiều nước để làm vệ sinh và làm mát vật nuôi, dẫn đến chất thải lỏng không thể thu gom, chỉ còn cách xả thải trực tiếp ra nguồn nước, hoặc gián tiếp thông qua các hầm biogas. Thêm vào đó, nhiều hộ chăn nuôi lớn nhưng bể KSH quá bé, chỉ 10 -20 m3, việc đổ toàn bộ CTCN xuống bể dẫn đến hiện tượng quá tải, làm CTCN tràn ra khỏi hầm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình đó, Dự án LCASP đã lựa chọn một số trang trại và các nhóm hộ chăn nuôi lợn đủ điều kiện tham gia xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý toàn diện CTCN quy mô trang trại. Đồng thời, tiến hành lắp đặt hệ thống máy tách chất thải rắn và nước thải, xây lắp bể ủ phân compost tại các trang trại chăn nuôi để sản xuất nguyên liệu phân bón hữu cơ. Theo đó, các chuyên gia hướng dẫn các hộ gia đình áp dụng quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước, NTCN được đưa đến bể lắng và bể hòa loãng để sử dụng bơm tưới vườn, hoặc các trang trại trồng trọt ở khu vực lân cận.Qua phản ánh của các hộ dân, việc lắp đặt mô hình xử lý NTCN theo công nghệ mới bước đầu đã cho hiệu quả khả quan. Người dân đã thu gom chất thải rắn trong hỗn hợp CTCN làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tiết kiệm chi phí đầu vào trong trồng trọt, đồng thời,giảm quá tải ở các bể KSH. Một số hộ dân có quy mô trên 2.000 con lợn, mỗi lần chạy máy tách chất thải thu được khoảng 1 tấn phân ép, có giá bán từ 800.000 đồng - 1.000.000 đồng. Các mô hình sử dụng nước thải sau biogas để tưới cây trồng cũng giúp tiết kiệm được 70 - 100% tiền mua phân bón hóa học. Nhờ đó, cây trồng sinh trưởng tốt, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và cải tạo đất. Theo đánh giá của ADB, mặc dù, Dự án đã góp phẩn cải thiện môi trường, nhưng nước thải sau biogas được xử lý thông qua bể lắng và làm phân bón cần tiếp tục xử lý để đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt.

     Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý, xử lý CTCN, Dự án cũng tiến hành điều tra thu thập cơ sở dữ liệu đánh giá nhu cầu xây dựng công trình KSH của người dân tại 10 tỉnh/TP tham gia Dự án. Kết quả cho thấy, hiện có khoảng 260 nghìn hộ chăn nuôi quy mô nhỏchưa có công trình KSH. Theo thống kê của Dự án, hầu hết các hộ dân tham gia đều có xu hướng đầu tư xây lắp các công trình có biogas có dung tích nhỏ, từ  7 - 20m3, sinh ra lượng khí vừa đủ nhu cầu sử dụng cho các hoạt động đun nấu, thắp sáng và sưởi ấm vật nuôi... Mặc dù, theo lý thuyết, mỗi đầu lợn cần khoảng 1m3 hầm biogas để xử lý môi trường, tuy nhiên, trên thực tế, vào thời gian chăn nuôi cao điểm, các công trình KSH thường chịu tải lớn hơn nhiều lần công suất tối đa.

     Để đáp ứng nhu cầu của người dân, các chuyên gia của Dự án đã lựa chọn và tổ chức tập huấn về tiêu chuẩn kỹ thuật công trình KSH cho thợ xây; Hướng dẫn vận hành và sử dụng công trình KSH đã xây dựng tại các địa phương.Đồng thời, hướng dẫn người dân đăng ký để được hỗ trợ xây lắp công trình KSH. Kết quả trong 2 năm triển khai Dự án, tính đến hết tháng 2/2018, có gần 52.000 công trình KSH quy mô nhỏ (dưới 15 m3), 23 công trình quy mô vừa và 2 công trình quy mô lớn (hơn 50 m3) được xây lắp. Trong quá trình triển khai, Dự án đã tăng mức hỗ trợ từ 3 triệu lên 5 triệu đồng với công trình quy mô nhỏ, từ 10 triệu lên 50 triệu đồng với công trình quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ các công trình quy mô lớn. Các chuyên gia Dự án cũng cho biết, hạn chế cơ bản của các hầm biogas là nếu hầm có dung tích vừa đủ so với nhu cầu sử dụng khí gas thì sẽ bị quá tải khi tăng quy mô chăn nuôi và ngược lại, hầm dung tích lớn sẽ thừa khí gas, gây ô nhiễm không khí. Thực tế, nhiều nơi có hầm biogas vẫn không đáp ứng được quy chuẩn về chất thải. Bởi vậy, cần khuyến khích các hộ dân và chủ trang trại xây hầm biogas có dung tích vừa đủ với nhu cầu sử dụng khí gas (để đun nấu, phát điện, sấy phân...). 

     Đến nay, đã có khoảng 41.000 công trình KSH trên cả nước được cập nhật vào phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý các công trình KSH thuộc Chương trình KSH quốc gia, bao gồm cả tên chủ hộ sử dụng. Qua đó, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) có thể giám sát cơ sở dữ liệu về lượng phát thải khí nhà kính hàng năm từ Trung ương đến địa phương và bán tín chỉ các bon của ngành nông nghiệp. 

     Thành công bước đầu của Dự án cho thấy, Chương trình KSH đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và triển khai các mô hình thử nghiệm về xử lý CTCN, các chuyên gia của Dự án cũng kiến nghị Chính phủ cần quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể, chi tiết chăn nuôi theo quốc gia, miền, vùng sinh thái cho từng chủng loại gia súc, gia cầm, với số lượng phù hợp; Đồng thời, ban hành cácchính sách khuyến khích trang trại chăn nuôi lớn áp dụng giải pháp đồng bộ và toàn diện trong quản lý CTCN. Bên cạnh đó, nghiên cứu hình thành chuỗi giá trị sản xuất phân bón hữu cơ từ CTCN và hoàn thiện công nghệ tái sử dụng nước thải chăn nuôi.


http://tapchimoitruong.vn

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây