Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án từ đầu Dự án đến tháng 8/2016

: Thứ ba - 04/10/2016 10:20  |  Đã xem: 1471
Thực hiện Công văn số 1940/DANN-LCASP ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Ban Quản lý Trung ương dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp về việc báo cáo tình hình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án Hỗ Trợ Nông nghiệp Các bon thấp tỉnh Bến Tre báo cáo như sau:

I. TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tên dự án: Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP).

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.

3. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

4. Địa điểm thực hiện dự án: Tỉnh Bến Tre.

5. Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đầu tư: Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.

6. Mục tiêu của dự án:

- Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp, thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn, tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

7. Nội dung thực hiện của dự án

- Dự án triển khai thực hiện 4 hợp phần:

- Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuôi.

- Hợp phần 2:Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học (Ngân hàng thực hiện)

- Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.

- Hợp phần 4: Quản lý dự án. 

8. Tổng nguồn vốn

Theo Quyết định số 303/QĐ-BNN-TC ngày 25/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt điều chỉnh kế hoạch tổng thể Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp

Tổng nguồn vốn: 1.791.714 USD, quy đổi: 39.418 triệu đồng. Trong đó:

- Vốn ADB: 1.689.100 USD, quy đổi: 37.160 triệu đồng.

- Vốn đối ứng: 102.614 USD, quy đổi: 2.258 triệu đồng.

Chi tiết theo hợp phần

Hạng mục

Kế hoạch tổng thể điều chỉnh

Tổng số

(USD)

Trong đó

Tổng số (triệu đồng)

Trong đó

Vốn ADB

Vốn Đối ứng

Vốn ADB

Vốn Đối ứng

Tổng số

1.791.714

1.689.100

102.614

39.418

37.160

2.258

Hợp phần 1

Quản lý chất thải chăn nuôi

1.099.432

1.099.432

 

24.187

24.187

 

Hợp phần 3

Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp Các bon thấp

402.032

402.032

 

8.845

8.845

 

Hợp phần 4

Quản lý dự án

290.250

187.636

102.614

6.386

4.128

2.258

 

II. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Tổ chức, bộ máy

- Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre được thành lập theo Quyết định số 409/QĐ-SNN ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổ chức bộ máy của Ban Quản lý dự án tỉnh có 07 người, trong đó có 04 công chức, viên chức làm việc kiêm nhiệm và 03 nhân viên hợp đồng làm việc chuyên trách. Cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc, Điều phối viên, kế toán, phụ trách kỹ thuật và công tác hành chính, văn thư, thủ quỹ. Ban Quản lý dự án có tài khoản riêng và sử dụng tư cách pháp nhân của Sở Nông nghiệp để hoạt động, với chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai quản lý, giám sát các hoạt động theo nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định 2435/NĐ-BNN-HTQT ngày 09 tháng 10 năm 2012 vàQuyết định 1918/UBND-TCĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2013 - 2018, Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp. Đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và nội dung trong kế hoạch.

- Không thay đổi so với số liệu kỳ trước.

2. Tình trạng chung của các hoạt động dự án

2.1. Tóm tắt các thành tựu chính

- Phát triển chương trình khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi, nhằm tăng nguồn năng lượng sạch và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi;

- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp các bon thấp thông qua tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng có mục tiêu từ các định chế tài chính và sự hỗ trợ của các chính sách, chiến lược và chương trình quốc gia;

- Nghiên cứu ứng dụng quy mô nhỏ để đưa ra những giải pháp về công nghệ sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng địa bàn cụ thể liên quan đến xử lý chất thải và giảm khí nhà kính trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

2.2. Những thuận lợi chính trong quá trình thực hiện

Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Quản lý dự án Trung ương, lãnh đạo Sở, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Quản lý dự án tỉnh triển khai thực hiện các công việc theo kế hoạch đề ra, đồng thời sự hỗ trợ của các phòng Sở, đơn vị liên quan đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho các công chức, viên chức kiêm nhiệm tham gia dự án hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Về nhân sự: Các cán bộ quản lý, kỹ thuật viên tham gia dự án đã có nhiều kinh nghiệm từ dự án Khí sinh học Hà Lan, dự án QSEAP trong việc quản lý dự án và xây dựng công trình khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi; đồng thời còn có 13 đội thợ xây với trên 100 công nhân có tay nghề tốt, 01 chi nhánh đại lý củaCông ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Việt Composite đặt tại Bến Tre với trên 20 thợ lắp đặt, đảm bảo phục vụ kịp thời cho việc xây dựng công trình khí sinh học khi các hộ chăn nuôi có yêu cầu.

- Các hộ chăn nuôi gia súc tiềm năng tham gia dự án khá lớn, nên khi dự án triển khai được chính quyền địa phương và người dân hưởng ứng tham gia.

2.3. Những khó khăn chính trong quá trình thực hiện

- Trong giai đoạn đầu, đây là dự án mới, cho nên quá trình triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn, lúng túng, chưa hiểu hết những quy định trong Sổ tay của dự án, các vấn đề về định mức tài chính, kỹ thuật ...cho nên việc triển khai còn chậm, xây dựng nội dung kế hoạch chưa đầy đủ.

- Hợp phần 2 về tín dụng, các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương thực hiện triển khai còn chậm, lãi suất cho các hộ chăn nuôi vay để xây dựng công trình khí sinh học có ưu đãi nhưng còn khá cao (mức lãi suất 90% lãi suất thị trường), thủ tục vay chưa giản đơn nên chưa thực sự khuyến khích người dân vay vốn để tham gia dự án.

- Về mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp (hợp phần 3.2) Dự án tỉnh chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn, xây dựng mô hình.

- Kinh phí đối ứng của tỉnh hạn chế, ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân sự làm việc cho Ban Quản lý dự án tỉnh.

- Về việc xây dựng công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn (trên 51 m3) ở Bến Tre chưa có mô hình xây dựng để rút kinh nghiệm (các thợ xây ở Bến Tre thực hiện theo bản vẽ kiểu KT2 dưới 50 m3) và công trình khí sinh học bằng vật liệu HDPE chưa thể hiện hiệu quả rõ rệt để phổ biến cho hộ chăn nuôi, cho nên việc thực hiện công trình vừa và lớn đang gặp khó khăn, chưa vận động chủ trang trại xây dựng.

- Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, giới thiệu dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp đến người chăn nuôi để họ hiểu biết lợi ích thiết thực của dự án và tham gia xây dựng công trình khí sinh học.

3. Thông tin mới nhất

Các thông tin mới nhất có liên quan đến dự án:

- Giá cả thị trường biến động có ảnh hưởng liên quan đến hoạt động triển khai dự án, tuy nhiên không nhiều, giá vật tư xây dựng công trình khí sinh học tương đối ổn định, cho nên mức hỗ trợ tài chính 3.000.000 đồng/công trình đã khuyến kích được người chăn nuôi tham gia dự án. Bên cạnh đó, giá heo năm nay khá bình ổn nên người chăn nuôi có lãi, có khả năng tài chính để đối ứng tham gia xây dựng công trình khí sinh học.

- Xu hướng về số hộ chăn nuôi/tổ chức phát triển nghề nuôi heo, bò ngày càng nhiều do có lãi ổn định, đồng thời số hộ/trang trại tiềm năng chưa xây dựng công trình khí sinh học còn rất lớn.

- Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 với mức hỗ trợvề xử lý chất thải chăn nuôi quy định: “Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ”. Tinh thần Quyết định này Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện, cho nên nhiều hộ chăn nuôi có ý định trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ sẽ cao hơn dự án để xây dựng công trinh khí sinh học, làm chậm tiến độ triển khai xây dựng công trình khí sinh học của dự án.

III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN THEO HỢP PHẦN

1. HỢP PHẦN 1: QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

1.1. Tiểu Hợp phần 1.1: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và thị trường các bon

1.1.1. Hoạt động 1:

Tập huấn cho cán bộ khuyến nông, nông dân và các bên liên quan khác về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi

- Kế hoạch tổng thể ghi vốn: 645.000.000 đồng.

- Kết quả thực hiện: Dự án đã xây dựng các tài liệu tập huấn về ứng dụng sản xuất nông nghiệp các bon thấp và tổ chức 07 lớp tập huấn cho các khuyến nông viên, hộ nông dân tiêu biểu; các hội đoàn thể, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện/phòng Kinh tế thành phố và các thành phần liên quan (công nghệ sử dụng chất thải chăn nuôi để nuôi trùng quế, sản xuất phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; công nghệ ủ phân compost làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp) cho 261 người tham dự, trong đó có 52 nữ.

- Dự kiến trong năm 2017 sử dụng hết số vốn kế hoạch cho hoạt động này.

- Đánh giá tác động, kết quả của hoạt động này:Hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông, người chăn nuôi về các biện pháp kỹ thuật, công nghệ sử dụng chất thải trong chăn nuôi để ủ phân phân hữu cơ bón cho cây trồng, cách thức nuôi trùng quế, tạo nguồn thức ăn bổ sung chăn nuôi gia cầm, tôm, cá, tăng thu nhập trong chăn nuôi và hạn chế ô nhiễm môi trường.

1.1.2. Hoạt động 2:

Thông tin tuyên truyền quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi

- Kế hoạch tổng thể ghi vốn:1.720.000.000 đồng.

- Kết quả thực hiện:

- Thông tin tuyên truyền về dự án: Dự án đã tổ chức Hội nghị Khởi động triển khai dự án tại tỉnh với sự tham dự của 60 đại biểu đại diện cho các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố và tổ chức 09 Hội nghị triển khai, giới thiệu dự án tại các huyện/thành phố với sự tham dự của 406 đại biểu (trong đó có 101 nữ) đại diện cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể liên quan củaỦy ban nhân dân huyện, xã trong toàn tỉnh.

- Ban Quản lý dự án tỉnh tổ chức 01 hội thảo về công nghệ khí sinh học bằng vật liệu Composite với 30 người tham dự (trong đó có 07 nữ) là các cán bộ kỹ thuật của dự án, thợ xây, các cơ quan, đơn vị liên quan để cho các Công ty cung cấp công trình khí sinh học bằng vật liệu composite giới thiệu sản phẩm để làm cơ sở cho Ban lựa chọn tham gia dự án trên địa bàn tỉnh.

- Dự án đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre phát 04

phóng sự truyền hình, thời lượng dài 15 phút/phóng sự; phát 03 phóng sự phát thanh với thời lượng 10 phút/phóng sự. Đang tiếp tục hợp đồng đến tháng 10/2016 phát tiếp 02 phóng sự truyền hình và 06 phóng sự phát thanh.

- Đã in 3.000 tờ bướm tuyên truyền về nội dung dự án, phát hành đến xã.

- Đang xây dựng hồ sơ, thủ tục tổ chức đấu thầu in 4.000 tờ Maket và 200 tấm băng rol tuyên truyền dự án treo tại các xã (dự kiến xong trong tháng 9/2016).

- Đang phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre xây dựng đề cương chuyên đề tọa đàm tuyên truyền về hiệu quả của công trình khí sinh học trong bảo vệ môi trường (dự kiến đầu tháng 9/2016 thực hiện xong).

- Tập huấn vận hành công trình khí sinh học, đảm bảo môi trường trong chăn nuôi: Đã tổ chức 130 lớp tập huấn vận hành công trình khí sinh học, đảm bảo môi trường trong chăn nuôi cho 4.847 hộ chăn nuôi tham dự, trong đó có 1.437 nữ. Đang tiếp tục tập huấn thêm 30 lớp theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2016.

- Dự kiến cuối năm 2017 sử dụng hết số vốn kế hoạch của hoạt động này.

- Đánh giá tác động, kết quả của hoạt động này:Tuyên truyền đến người chăn nuôi về việc xây dựng các công trình khí sinh học để vừa giảm thiều ô nhiễm môi trường, tận dụng khí gas làm chất đốt, máy phát điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đồng thời góp phần thiết thực cho các địa phương trong việc xây dựng tiêu chí về môi trường để đạt chuẩn xã nông thôn mới.

1.2. Tiểu Hợp phần 1.2: Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học

1.2.1. Hoạt động 7:

Giám sát vận hành công trình khí sinh học với các hạng mục môi trường đầy đủ

-Kế hoạch tổng thể ghi vốnchi phí cho kỹ thuật viên, kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học (khảo sát thiết kế, giám sát chất lượng, nghiệm thu công trình, hướng dẫn vận hành công trình khí sinh học …) là:1.719.000.000 đồng.

- Dự án đã hợp đồng kỹ thuật viên để giám sát, kiểm tra, nghiệm thu được 3.225 công trình khí sinh học.

- Ban Quản lý Dự án tỉnh đã tổ chức kiểm tra được 115 công trình khí sinh học đang vận hành (các công trình xây dựng năm 2014 và 2015). Tiếp tục kiểm tra đến tháng 12 năm 2016 thêm khoảng 100 công trình.

- Dự kiến đến năm 2018 sử dụng hết số vốn dành cho hoạt động này.

1.2.2. Hoạt động 8:

Đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho kỹ thuật viên, thợ xây công trình khí sinh học.

- Kế hoạch tổng thể ghi vốn:65.000.000 đồng.

Các kỹ thuât viên và thợ xây của dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp đã được Ban Quản lý dự án Trung ương không ngừng tập huấn nâng cao kỹ thuật.

- Tổ chức 01 lớp tập huấn thợ xây 28 người, trong đó có 05 nữ.

- Tổ chức 01 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học và phương pháp nghiệm thu cho kỹ thuật viên và thợ xây tham gia dự án với 26 người tham dự, trong đó có 07 nữ.

- Đã xây dựng kế hoạch và liên hệ với Ban Quản lý dự án Trung ương hỗ trợ giảng viên để Ban Quản lý dự án tỉnh mở lớp tập huấn bổ sung và nâng cao kiến thức về công trình khí sinh học cho kỹ thuật viên, tổ chứcvào ngày 18/8/2016.

- Dự kiến trong tháng 8 năm 2016 sử dụng hết số vốn của hoạt động này.

1.2.3. Hoạt động 9:

Hỗ trợ Tài chính cho các công trình khí sinh học.

- Kế hoạch tổng thể ghi vốn:18.275.000.000 đồng.

- Đến nay đã xây dựng được 3.796/6.000 công trình đạt 63,26 % chỉ tiêu kế hoạch tổng thể và đã hoàn thành thủ tục giải ngân được 3.225 công trình.

- Đến cuối năm 2017, dự kiến hoàn thành chỉ tiêu 6.000 công trình khí sinh học quy mô nhỏ, 04 công trình quy mô vừa và 01 công trình quy mô lớn sẽ giải ngân hết số vốn của hoạt động này.

3. HỢP PHẦN 3: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP

Kế hoạch tổng thể ghi vốn:8.845.000.000đồng.

Trong đócó các hoạt động:

3.1. Tiểu Hợp phần 3.1: Thúc đầy ứng dụng nông nghiệp các bon thấp

3.1.1. Hoạt động 2:

Thiết lập hệ thống thông tin cho việc chia sẻ các ứng dụng sản xuất nông nghiệp các bon thấp (Thông tin tuyên truyền)

- Kế hoạch vốn cho hoạt động này: 232.000.000 đồng.

- Chưa triển khai do chưa xây dựng được mô hìnhtrình diễn quản lý chất thải chăn nuôi cho sản xuất nông nghiệp.

- Hoạt động này thực hiện năm 2017 - 2018 khi đã xây dựng được mô hình.

3.1.2. Hoạt động 3:

Tổ chức chuyến thăm quan trong nước học tập trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi

- Kế hoạch vốn cho hoạt động này: 323.000.000 đồng.

- Đã tổ chức 02 chuyến tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi (2014 - 2015) tại Bình Thuận và Sóc Trăng với tổng kinh phí là: 55.390.000đồng; năm 2016 sẽ tổ chức 01 chuyến thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại Bình Định (dự kiến vào tháng 10/2016) với kinh phí là 98.500.000 đồng, năm 2017 sẽ sử dụng hết số vốn của hoạt động này.

3.2. Tiểu Hợp phần 3.2: Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp

3.2.1. Hoạt động 6:

Hội thảo xác định nhu cầu xây dựng và lựa chọn mô hình trình diễn quản lý chất thải chăn nuôi cho sản xuất nông nghiệp (Xây dựng các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi cho sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính)

- Kế hoạch vốn cho hội thảo: 215.000.000 đồng.

- Chưa thực hiện hoạt động này, trước đây Ban Quản lý dự án tỉnh có tổ chức cuộc họp mời các đơn vị liên quan trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và Thủy sản; Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, …) để đề xuất ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp và đã tổng hợp đề xuất Ban Trung ương một số mô hình như:Mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi lợn qui mô vừa và lớn tại tỉnh Bến Tre; mô hình xử lý phế phụ phẩm từ chất thải chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao phục vụ canh tác Dừa theo hướng hữu cơ sinh học gắn với liên kết tiêu thụ tại huyện Mỏ Cày Nam - Tỉnh Bến Tre; mô hình Tách phân tươi từ trang trại lợn thịt vừa và lớn để sản xuất phân hữu cơ sinh học, HC - Vi sinh và HC - Khoáng phục vụ thâm canh bưởi Da xanh theo hướng hữu cơ sinh học nhằm gia tăng năng suất, chất lượng bưởi và gắn với tiêu thụ; đồng thời đề xuất các chủ đề nghiên cứu như: Nghiên cứu công nghệ xử lý, tái sử dụng chất thải trong nuôi tôm sản xuất phân hữu cơ sinh học tại tỉnh Bến Tre; Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bùn nuôi trồng Thủy sản (cá tra, cá basa) và Khảo nghiệm hiệu lực nông học, môi trường với các cây trồng chủ lực tại tỉnh Bến Tre; Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và chế tạo bộ lọc khí làm sạch H2S và hơi nước trong biogas phục vụ ở các qui mô khác nhau…Tuy nhiên, do thực trạng chung của các tỉnh tham gia dự án còn lúng túng, không nắm được nội dung, phương pháp xây dựng mô hình của hợp phần 3 nên thiếu kinh nghiệm trong việc đề xuất, thuyết minh mô hình, không đạt được yêu cầu, mục tiêu của Ban Quản lý dự án Trung ương cũng như của nhà tài trợ. Ban Trung ương không đồng ý với các mô hình của một số tỉnh, trong đó có Bến Tre và gợi ý tập trung xây dựng 06 mô hình thống nhất chung trong toàn dự án 10 tỉnh. Nên việc tổ chức hội thảoxác định nhu cầu xây dựng và lựa chọn mô hình trình diễn quản lý chất thải chăn nuôi chưa triển khai tiếp.

Năm 2017, theo hướng dẫn của Ban Quản lý dự án Trung ương, Bến Tre thực hiện 02 mô hình: Sử dụng hệ thống máy tách phân di động để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô nhóm hộ và mô hình Sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô trang trại. Ban Quản lý dự án tỉnh sẽ tổ chức các cuộc hội thảo để các hộ chăn nuôi tiếp cận các mô hình trình diễn và lựa chọn mô hình nào áp dụng phù hợp đối với địa phương, hoặc hộ/trang trại của mình để nhân rộng hiệu quả.

- Kế hoạch vốn cho thực hiện mô hình: 7.000.000.000 đồng, trong đó năm 2016 ghi là: 4.715.000.000 đồng. Do mới trong giai đoạn đầu triển khai về mặt hồ sơ, thủ tục xây dựng mô hình nên chưa giải ngân.

- Vốn của các hoạt động này sẽ triển khai vào năm 2017 – 2018.

3.2.2. Hoạt động 7:

Đào tạo cho nông dân và cán bộ khuyến nông về công nghệ phù hợp với ứng dụng sản xuất nông nghiệp các bon thấp

- Kế hoạch vốn cho hoạt động này: 1.075.000.000 đồng.

Hiện nay, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh đã hợp đồng với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức 06 lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông, nông dân và các bên liên quan khác về công nghệ sử dụng chất thải chăn nuôi bò để nuôi trùng quế: sản xuất phân hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; công nghệ ủ phân compost làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đệm lót sinh học …

- Thời gian tập huấn từ ngày 15 tháng 8 năm 2016 đến tháng 9 năm 2019 hoàn thành.

- Vốn của hoạt động này sẽ triển khai và hoàn thành vào năm 2017 - 2018.

4. HỢP PHẦN 4: QUẢN LÝ DỰ ÁN

4.1. Quản lý dự án

Quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí, mua sắm các phương tiện, thiết bị phục vụ làm việc khi thật sự cần thiết và quản lý, sử dụng tốt các thiết bị của Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp Trung ương cấp. Chi phí thường xuyên cho hoạt động của văn phòng sử dụng tiết kiệm, lồng ghép hợp lý với hoạt động cơ quan.

Các nội dung thu, chi tài chính bám sát kế hoạch và sổ tay hướng dẫn của dự án.

Chi lương và phụ cấp cho cán bộ Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tỉnh theo kế hoạch tài chính được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

4.2. Giám sát, đánh giá dự án

Cuối năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan của tỉnh tổ chức giám sát một số chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh, trong đó có dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp Bến Tre. Qua kết quả kiểm tra, giám sát đánh giá, dự án triển khai cơ bản đạt yêu cầu về nội dung và tiến độ, cũng như hiệu quả thiết thực của dự án mang lại cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Thời gian qua, dự án triển khai chủ yếu ở Hợp phần 1- Quản lý chất hải trong chăn nuôi, xây dựng công trình khí sinh học, Ban Quản lý dự án tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các công trình khí sinh học đang vận hành (xây dựng năm 2014– 2015), tổ chức kiểm tra thực tế theo phương pháp chọn ngẫu nhiên (tỷ lệ tối thiểu 5 - 10% tổng số công trình đã xây dựng, phân bố trên từng huyện, thành phố) cụ thể: Đối với các công trình khí sinh học kiểu KT2 kiểm tra: Thông số kỹ thuật của công trình, cách khắc mã, gói môi trường, hồ sơ tại nông hộ: tài liệu, hợp đồng; phỏng vấn hộ dân các kiến thức về dự án, cách bảo quản, vận hành công trình, sử dụng an toàn khí gas và quản lý chất thải trong chăn nuôi, môi trường…

Qua kiểm tra, nhận xét đánh giá chung: Các công trình cơ bản đều thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, có thực hiện đầy đủ các gói môi trường theo yêu cầu của dự án; các công trình vận hành bình thường, không xảy ra sự cố, hư hỏng; môi trường xung quanh nông hộ được cải thiện, ít có mùi hôi; các công trình khí sinh học được bảo quản cẩn thận…

4.3. Kiểm toán và đánh giá hoàn thành dự án

Hàng năm sau kết thúc năm tài chính, dự án tỉnh được Ban Quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp Trung ương kiểm tra quyết toán và kiểm toán độc lập kiểm tra. Kết quả kiểm tra đánh giá, cơ bản thực hiện việc thu, chi, sử dụng kinh phí đúng với quy định trong sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp khoản vay VIE- 2968 (SF); đánh giá khả năng các chỉ tiêu kế hoạch sẽ được triển khai hoàn thành dự án đúng tiến độ. Những thiếu sót được đoàn kiểm tra, kiểm toán nhắc nhở, Ban Quản lý dự án tỉnh đã nghiêm túc khắc phục.

4.4. Hệ thống báo cáo của dự án

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án Trung ương quy định và chấp hành yêu cầu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sở, ngành liên quan.

IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN

4.1. Đảm bảo an toàn môi trường

Nghề chăn nuôi ở Bến Tre đang chuyển dịch nhanh từ hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ sang nông hộ chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung với quy mô vừa và lớn, đáp ứng mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cư dân nông thôn, góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tỉnh. Theo số liệu điều tra thống kêcủa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn tỉnh có khoảng 501.120 con heo, 162.989 con trâu và bò, đàn gia cầm đạt 5,818 triệu con, 821con trâu. Như vậy, mỗi ngày chất thải từ chăn nuôi (nhất là heo) thải ra môi trường rất lớn, cần có các giải pháp quản lý, xử lý, sử dụng nguồn chất thải cho cây trồng để không gây ô nhiễm môi trường.

Sau hơn hai năm rưỡi triển khai thực hiện hợp phần 1- Quản lý chất thải chăn nuôi thuộc dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tại tỉnh Bến Tređã phát huy tác dụng rõ rệt. Các địa phương đã xây dựng được 3.796/6.000 công trình quy mô nhỏ. Với tiến độ này thì dự kiến đến cuối năm 2017, Bến Tre sẽ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 6.000 công trình.Đoàn bẩy đẩy nhanh tiến độ là dự án hỗ trợ tài chính 03 triệu đồng/công trình và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vay vốnlãi suất ưu đãi (bằng 90% lãi suất hiện hành). Song song đó, Ban Quản lý dự án tỉnh đã tích cực phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố, các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; đặc biệt là hệ thống ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Công trình khí sinh học có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, tận dụng được nguồn khí sinh ra phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện…

Đặc biệt, công trình góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi, bảo vệ sức khoẻ của gia đình và cộng đồng. Phụ phẩm của công trình gồm nước thải và bã cặn sử dụng để tưới cây làm phân bón cho các loại cây trồng thay thế phân hóa học mà không sợ bị ô nhiễm.

 Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tại Bến Tre giúp nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường cho cán bộ, hội viên nông dân, góp phần giúp mỗi cán bộ, hội viên nông dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tại hộ gia đình để cùng chung tay xây dựng một môi trường ngày càng lành mạnh, từ đó hướng đến tạo điều kiện thuận lợi để các xã xây dựng thành công xã nông thôn mới.

 4.2. Đảm bảo an toàn xã hội

 Dự án đã góp phần giúp cho đời sống người dân được cải thiện đáng kể, giá trị kinh tế mà lượng khí sinh học mang lại chỉ tính riêng trong việc đun nấu sẽ giảm chi phí không nhỏ trong chi phí mua năng lượng (gas, điện, xăng, dầu) phục vụ sinh hoạt gia đình. Nguồn nước thải sau công trình khí sinh học dùng để tưới cho cây trồng sẽ thay thế lượng phân hóa học rất lớn. Chỉ sau vài năm xây dựng công trình khí sinh học là có thể khấu trừ đủ vốn đầu tư,giảm giá thành trong đầu tư chăn nuôi.

Mặt khác, phụ phẩm của thiết bị khí sinh học gồm nước thải và phân là những sản phẩm có giá trị thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp như sử dụng làm phân bón, nuôi trùn quế làm thức ăn bổ sung cho gia súc, nuôi cá … cũng tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi. Đồng thời, sử dụng phân hữu cơ sẽ góp phần hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng trong đất, thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật, giữ phân cho đất, làm đất tơi xốp, tránh tình trạng đất bị chai do bón quá nhiều phân hóa học.Ngoài ra, việc triển khai dự án đã thu hút lao động, tạo thêm công việc cho người dân địa phương.

4.3. Giới và dân tộc thiểu số

Lồng ghép giới vào các hoạt động của dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp tại Bến Tre đã được thực hiện song song với các hoạt động tập huấn, tuyên truyền của dự án, nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ tại Bến Tre vào các hoạt động của cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Riêng vấn đề dân tộc thiểu số, số lượng dân tộc thiểu số sinh sống ở Bến Tre hiện nay rất ít.

V. THỰC HIỆN MUA SẮM VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Trên cơ sở Sổ tay hướng dẫn quản lý tài chính và tổ chức công tác kế toán dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp khoản vay VIE- 2968 ( SF) hợp phần 1, 3 và 4 (Ban hành kèm theo công văn số 3385/DANN-LCASP ngày 29/11/2013)

VI. GIẢI NGÂN

Tổng số giải ngân từ đầu dự án đến ngày 30 tháng 7 năm 2016: 11.522.500.000 đồng (Biểu 1 đính kèm), trong đó:

- Vốn ADB: 10.920.655.000 đồng;

- Vốn đối ứng: 601.750.000 đồng.

VII. KẾT LUẬN

Ngành chăn nuôi gia súc ở Bến Tre hiện đang phát triển mạnh, đa phần người dân chỉ tập trung đầu tư để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, còn nhiều hộ chăn nuôi chưa chú trọng đến công tác kiểm soát, quản lý chất thải trong chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm môi trường, tác động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và việc phát triển bền vững của nghề chăn nuôi.

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp triển khai tại Bến Tre đã góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và các hộ chăn nuôi về vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường được quan tâm nâng lên, chuyển biến tích cực. Đồng thời nhờ có nguồn vốn hỗ trợ của dự án đã tác động, khuyến khích người chăn nuôi tham gia xây dựng các công trình KSH để vừa giảm thiều ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng khí gas làm chất đốt, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đồng thời góp phần thiết thực cho các địa phương trong việc xây dựng tiêu chí về môi trường để đạt chuẩn xã nông thôn mới.

 Những hoạt động trong kế hoạch của dự án đã được phê duyệt, Ban QLDA tỉnh tích cực rà soát, chủ động trình điều chỉnh, bổ sung để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất và đạt hiệu quả, chất lượng cao nhất, đáp lại sự mong muốn của lãnh đạo tỉnh, Ban QLDA Trung ương cũng như mục tiêu của nhà tài trợ ADB.

VIII. KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, tạo điều kiện cấp đủ vốn đối ứng cho dự án theo Quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể hàng năm. Đồng thời quan tâm, chỉ đạo hơn nữa đối với Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố tích cực phối hợp với Ban Quản lý dự án tỉnh tham gia đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.

2. Kiến nghị đối với Ban Quản lý dự ánTrung ương

- Phối hợp các định chế tài chính (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tìm giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh thực hiện Hợp phần 2.

- Sớm thống nhất cơ chế triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp.

- Đề xuất ABD mời Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia dự án để người dân được vay vốn dễ dàng hơn.

 - Tổ chức thêm các lớp tập huấn về phần mềm cơ sở dữ liệu để các kỹ thuật viên có thể nắm bắt được cách cập nhật, sử dụng phần mềm quản lý.

3. Kiến nghị đối với ADB.

Đề nghị ADB thẩm định, phê duyệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện Hợp phần 3, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp để tỉnh triển khai thực hiện.

 

BIỂU 3: SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH KSH ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG

TT

Huyện

Quy
 mô
công
trình
KSH

Kế hoạch
phân bổ đến năm 2016

Năm thực hiện

Lũy
kế đến đầu
năm 2016

Lũy kế từ đầu
dự án

2014

2015

2016
(30/7)

1

Ba Tri

Nhỏ

800

263

274

156

537

693

2

Bình Đại

Nhỏ

120

20

37

25

57

82

3

Châu Thành

Nhỏ

120

18

35

5

53

58

4

Chợ Lách

Nhỏ

110

20

35

42

55

97

5

Giồng Trôm

Nhỏ

380

80

128

95

208

303

6

Mỏ Cày Bắc

Nhỏ

910

191

466

332

657

989

7

Mỏ Cày Nam

Nhỏ

1.330

348

644

351

992

1.343

8

Thạnh Phú

Nhỏ

280

41

80

61

121

182

9

TP. Bến Tre

Nhỏ

60

19

20

10

39

49

Tổng:

 

4.110

1.000

1.719

1.077

2.719

3.796

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây