Báo cáo tiến độ thực hiện Dự án từ đầu Dự án đến tháng 8/2016 của Ban QLDA tỉnh Sơn La

: Thứ tư - 05/10/2016 10:20  |  Đã xem: 1820
Ban QLDA Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp tỉnh Sơn La báo cáo tiến độ thực hiện Dự án như sau:

I. Tóm tắt Dự án

1. Tên dự án: Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP).

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La.

3. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

4. Địa điểm thực hiện dự án: tỉnh Sơn La.

5. Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đầu tư: Ban quản lý dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La.

6. Mục tiêu của dự án:

- Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp; quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

7. Nội dung thực hiện của dự án

- Dự án triển khai thực hiện 4 hợp phần:

+ Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuôi.

+ Hợp phần 2: Tín dụng cho các chuỗi giá trị KSH (Ngân hàng thực hiện)

+ Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.

+ Hợp phần 4: Quản lý dự án.

8. Tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn: 1.295.466 USD, tương đương: 28.500 triệu VNĐ.

Trong đó:

- Vốn ADB: 1.069.193 USD, tương đương: 23.522 triệu VNĐ.

- Vốn đối ứng: 226.273 USD, tương đương: 4.978 triệu VNĐ.

Chi tiết theo hợp phần

Hạng mục

Kế hoạch tổng thể điều chỉnh

Tổng số

(USD)

Trong đó

Tổng số (triệu đồng)

Trong đó

Vốn ADB

Vốn Đối ứng

Vốn ADB

Vốn Đối ứng

Tổng số

1.295.466

1.069.193

226.273

28.500

23.522

4.978

Hợp phần 1

    Quản lý chất thải chăn nuôi

585.09

585.09

 

12.872

12.872

 

Hợp phần 3

Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp Các bon thấp

311.12

311.12

 

6.845

6.845

 

Hợp phần 4

Quản lý dự án

399.25

172.98

226.273

8.784

3.806

4.978

II. Tình hình chung

1. Tổ chức, bộ máy.

- Ban quản lý Dự án “Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp” tỉnh Sơn La được thành lập theo Quyết định số 427/QĐ-SNN ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT với 6 cán bộ tham gia, trong đó 2 chuyên trách và 4 kiêm nhiệm, do đồng chí Phó giám đốc sở làm Giám đốc dự án. Ban quản lý Dự án có tài khoản riêng và sử dụng tư cách pháp nhân của sở Nông nghiệp để hoạt động, với chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai quản lý giám sát các hoạt động theo nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 2435/NĐ-BNN-HTQT ngày 09 tháng 10 năm 2012; và Quyết định số số 1995/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013 về việc Phê duyệt Kế hoạch Tổng thể phần thực hiện tại Sơn La của dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” vốn vay Ngân hàng Châu Á (ADB) tại tỉnh Sơn La và Quyết định số 563/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về Điều chỉnh Kế hoạch tổng thể dự án “Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp”, Đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và nội dung trong kế hoạch.

2. Những thuận lợi , khó khăn chính trong quá trình triển khai thực hiện.

a. Thuận Lợi.

- Dự án được sự ủng hộ, đồng thuận cao của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân trong tỉnh.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban quản lý dự án Trung ương, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & PTNT trong các hoạt động của đơn vị.

b. Khó khăn.

- Kỹ thuật viên tại các huyện làm việc kiêm nhiệm nên phần nào đã ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện tại các cơ sở.

- Sơn La là tỉnh nghèo, ngân sách chủ yếu là Trung ương cấp nên nguồn vốn đối ứng cho hoạt động của dự án gặp nhiều khó khăn.

- Hiện tại trên địa bàn Sơn La có nhiều đơn vị tham gia cung ứng công trình khí sinh học bằng vật liệu composite không nằm trong quy định dự án. Các công trình này được bà con nông dân lắp đặt nhiều vì giá thành thấp hơn nhiều so với công trình cùng kích cỡ của các công ty được Ban quản lý Trung ương Dự án LCASP thông báo cho phép cung cấp công trình cho dân.

- Số hộ đã xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học so với số hộ chăn nuôi

trên toàn tỉnh chênh lệch rất lớn: 2.871 công trình/33.349 hộ chăn nuôi, (trong đó dự án LCASP là 1.542 công trình) công trình khác 1.329 công trình. Nguyên nhân các hộ chăn nuôi nhiều thì nuôi tập trung tại các bãi chăn thả riêng (cách xa khu dân cư) nên không có nhu cầu xây dựng/lắp đặt công trình...

- Ngày 13 tháng 5 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND về Quy định chi tiết thực hiện Điểm b, Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La mức hỗ trợ xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học (Biogas) 5 triệu đồng/1 công trình cao hơn mức hỗ trợ của dự án (dự án 3 triệu đồng/1 công trình). Nên nhiều hộ nông dân đăng ký xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học, có hộ đã đào hố xong dừng lại để chờ mức hỗ trợ cao hơn.

- Hợp phần 2 về tín dụng, các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp ở các huyện/thành phố chưa tạo điều kiện cho các hộ đã xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học có nhu cầu vay vốn được vay theo quy định tại Quyết định số 1063/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc Agribank và Quyết định số 510/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 24/4/2015 của Tổng Giám đốc Agribank (số hộ có nhu cầu vay 437 hộ với số tiền đề nghị vay là 34.569,0 triệu đồng). Nên ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

III. Tiến độ thực hiện Dự án theo hợp phần.

1. Hợp phần 1: Quản lý chất thải trong chăn nuôi:

a. Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển thị trường các bon.

Hoạt động 1

Lập dự toán chi tiết và xây dựng kế hoạch triển khai 12 lớp tập huấn đào tạo cán bộ khuyến nông, nông dân, các bên liên quan khác về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và đưa công nghệ sản xuất nông nghiệp Các bon thấp vào ứng dụng trên địa bàn 12 huyện, thành phố (dự kiến thực hiện vào tháng 10/2016)

Hoạt động 2

- Hội thảo, tuyên truyền và hướng dẫn cho người nông dân về quản lý chất thải trong chăn nuôi và lợi ích của công trình khí sinh học. Tổ chức được 131 cuộc hội thảo tuyên truyền với 5.222 người tham dự (Nam 3.988 người chiếm 76,4%, nữ 1.234 người chiếm 23,6% dân tộc 4.159 người chiếm 79,6%, ).

- Tổ chức 1 cuộc Hội thảo lựa chọn các hộ chăn nuôi tiềm năng sẽ xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ, vừa và lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La với 32 lượt người tham dự.

- Tổ chức tập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi an toàn, lợi ích của công trình khí sinh học và vận hành công trình cho 1.316 người tham dự (Nam 994 người chiếm 76%, nữ 322 người chiếm 24% dân tộc 694 người chiếm 52,7% ).   

- Phối hợp với Hệ thống Khuyến nông tổ chức tuyên truyền về lợi ích của công trình khí sinh học cho nông dân trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Khuyến nông...

b. Tiểu hợp phần 1.2.Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học.

Hoạt động 7

- Hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông dân xây/lắp đặt công trình khí sinh học

(Khảo sát, thiết kế, giám sát chất lượng, nghiệm thu công trình, hướng dẫn vận hành công trình khí sinh học).

- Kiểm tra, giám sát công trình khí sinh học đang vận hành nhằm đảm bảo về môi trường và điều tra thu thập cơ sở dữ liệu.

Hoạt động 8

- Tập huấn đào tạo 01 lớp tiểu giáo viên (TOT) với nội dung: Công nghệ khí sinh học, chăn nuôi an toàn và quản lý chất thải chăn nuôi cho 29 học viên là kỹ thuật viên tỉnh huyện, thành phố.

 - Tập huấn đào tạo 01 lớp thợ xây, lắp đặt công trình khí sinh học cho 29 học viên là thợ xây và lắp đặt công trình các huyện, thành phố về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải.

Hoạt động 9

Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hộ xây dựng/lắp đặt các công trình khí sinh học và cải thiện môi trường chăn nuôi (công trình nhỏ mỗi công trình 3 triệu VNĐ, công trình cỡ vừa mỗi công trình 10 triệu VNĐ, công trình cỡ lớn mỗi công trình 20 triệu VNĐ).

- Phối hợp với Trạm Khuyến nông để triển khai xây dựng, lắp đặt 1.571 công trình khí sinh học.

Trong đó:

+ Năm 2014: Tổng số công trình xây dựng, lắp đặt 422 công trình đúng quy định theo sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án và đã xây dựng hoàn thành đầy đủ các hạng mục trong đó có 108 công trình xây bằng gạch và 314 công trình bằng vật liệu composite của các công ty (Quang Huy, Hưng Việt, Thành Lộc KT3C).

 + Năm 2015: Tổng số công trình xây dựng, lắp đặt: 686 công trình đúng quy định theo sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án và đã xây dựng hoàn thành đầy đủ các hạng mục trong đó (235 công trình xây bằng gạch theo KT1; 451 công trình bằng vật liệu Composit).

+ Năm 2016: Tổng số công trình xây dựng, lắp đặt 463 công trình (87 công trình xây bằng gạch theo KT1; 376 công trình bằng vật liệu Composit).

- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các công trình khí sinh học (khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, quản lý chất lượng...) cho 1.571 hộ nông dân tại 12 huyện/Thành phố.

- Hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hộ xây dựng các công trình khí sinh học và cải thiện môi trường chăn nuôi (công trình quy mô nhỏ mỗi công trình 3 triệu VNĐ). Hỗ trợ được 1.128 công trình cho 1.128 hộ nông dân, còn 443 công trình đang làm thủ tục nghiệm thu.

2. Hợp phần 3. Chuyển giao công nghệ sản xuất Nông nghiệp Các bon thấp.

Phối hợp với Viện Tưới tiêu và Đoàn tư vấn của ADB khảo sát điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các huyện để xây dựng/nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và kế hoạch đào tạo về Công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp vào sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp.

2.1. Tiểu hợp phần 3.1. Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp các bon thấp.

Hoạt động 3

- Năm 2014: Tổ chức 01 chuyến thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi tại 02 tỉnh: Bắc Giang và Nam Định cho 22 đại biểu là Lãnh đạo sở Nông nghiệp; các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp; Ban quản lý dự án LCASP; Trung tâm Khuyến nông; Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố; Kỹ thuật viên.

- Năm 2016: Tổ chức 01 chuyến thăm quan trao đổi kinh nghiệm quản lý giám sát xây dựng, vận hành, bảo dưỡng công trình Biogas quy mô nhỏ, vừa và lớn và xử lý chất thải chăn nuôi thừa với những người trực tiếp vận hành, sử dụng công trình. Thăm quan các mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp… tại 02 tỉnh: Nam Định và Hà Tĩnh cho 24 đại biểu là lãnh đạo Sở NN & PTNT, các phòng, đơn vị thuộc sở, Ban quản lý dự án LCASP, Trạm khuyến nông các huyện/thành phố và kỹ thuật viên.

2.2. Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng các MH sản xuất NN các bon thấp.

- Khảo sát lựa chọn 5 mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp (HP3)

+ Mô hình tách phân quy mô trang trại lợn ( 4 mô hình).

+ Mô hình thí điểm tách phân trang trại chăn nuôi bò sữa (1 mô hình).

- Xây dựng, triển khai thực hiện 5 mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp (khi có ý kiến của ADB và Ban quản lý dự án Trung ương).

3. Quản lý dự án(Hợp phần 4).

- Hàng năm, hàng quý, tháng các thành viên xây dựng kế hoạch công tác trình lãnh đạo phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

Phối hợp với Hệ thống Khuyến nông tổ chức tuyên truyền về các hoạt động của dự án, lợi ích của công trình khí sinh học trên 12 huyện/thành phố.

- Điều tra 1.836 thôn/bản/tiểu khu thuộc 121 xã của 12 Huyện/thành phố về tổng số hộ chăn nuôi, số hộ đã xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học và số hộ tiềm năng xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học cụ thể:

+ Tổng số hộ chăn nuôi: 33.349 hộ.

+ Tổng số hộ đã lắp đặt công trình KSH: 2.900 công trình trong đó (dự án LCASP là 1.571 công trình, dự án QSEAP là 351 công trình) công trình khác 978 công trình. 

+ Tổng số hộ chăn nuôi chưa có công trình khí sinh học: 30.478 hộ.

+ Tổng số hộ chăn nuôi có trên 10 đầu lợn: 13.761 hộ.

- Phân công cán bộ phụ trách theo dõi các hoạt động của dự án tại các huyện/thành phố. Cử cán bộ phụ trách về Giới, dân tộc, tổng hợp cơ sở dữ liệu... giám sát, đánh giá theo hướng dẫn của CPMU. Thực hiện tốt công tác báo cáo hàng tháng, hàng quý năm đúng quy định.

- Phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện kiểm toán, quyết toán nguồn vốn của ADB hàng năm theo qui định của Chính Phủ Việt Nam và Nhà tài trợ ADB.

IV. Các biện pháp đảm bảo an toàn.

4.1. Đảm bảo an toàn môi trường.

- Những chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể tại Sơn La mạnh dạn đầu tư để phát triển chăn nuôi thành một ngành sản xuất hàng hoá. Mô hình chăn nuôi trang trại tập trung quy mô vừa và nhỏ đang được nhân rộng trên toàn tỉnh, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện mới chỉ tập trung đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi và chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề kiểm soát lượng phế thải thải ra trong quá trình chăn nuôi gia súc. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh Sơn là có số lượng trâu 165.920 con, tổng đàn bò 214.640 con, bò sữa 17.500 con, lợn 54.8570 con... ước tính lượng phế thải chăn nuôi gia súc, đại gia súc tại Sơn La thải ra khoảng 9.000 tấn chất thải rắn/ngày, lượng phế thải này mới được xử lý và tận dụng làm phân bón hoặc nuôi trồng khoảng 50%, do vậy nguồn chất thải chăn nuôi chưa được khai thác tạo nguồn nguyên liệu tái phục vụ sản xuất cho nông nghiệp chính là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và sản xuất bền vững của chính ngành chăn nuôi.

- Hoạt động của PPMU Sơn La trong giai đoạn vừa qua đã thúc đẩy quá trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua việc mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn để hướng tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó/giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp tại Sơn La. Bên cạnh việc tạo ra một nguồn năng lượng sạch để phục vụ sinh hoạt, các công trình khí sinh học cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế tối đa các tác nhân sinh học gây bệnh, truyền nhiễm bệnh trong phế thải chăn nuôi. Nước thải sau hệ thống biogas cũng đã được một số hộ gia đình sử dụng làm nước tưới cho cây trồng và có hiệu quả tích cực trong việc giảm lượng phân bón hóa học.

4.2. Đảm bảo an toàn xã hội.

 - Kết quả thực hiện dự án Nông nghiệp các bon thấp tại Sơn La cho thấy dự án đã góp phần thu hút lao động, tạo thêm công việc cho một bộ phận lao động, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho người sản xuất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là hộ dân tộc thiểu số. Nhìn chung kỹ thuật xây dựng và vận hành hầm biogas đơn giản, phù hợp với các vùng sinh thái, do vậy đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động tại Sơn La.

- Công nghệ khí sinh học/biogas là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi cũng như chất thải sinh hoạt tại địa bàn nông thôn nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung. Công nghệ khí sinh học giúp tạo ra nguồn năng lượng tái sinh sạch - hạn chế phá rừng, sử dụng nguyên liệu hóa thạch, sản phẩm của biogas là khí đốt sinh học - nguồn chất đốt không truyền thống ở Việt Nam: đáp ứng được nhu cầu nấu nướng, thắp sáng, giúp việc nấu nướng dễ dàng, sạch sẽ hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và góp phần giữ vững môi sinh bền vững cho cộng đồng dân cư tại Sơn La.

4.3. Giới và dân tộc thiểu số.

Trong những năm gần đây, việc thực hiện bình đẳng giới tại Sơn La đã có rất nhiều thành tựu nổi bật, tuy nhiên phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp những dịch vụ an sinh xã hội cơ bản, đặc biệt là công việc được trả lương. Lồng ghép giới vào các hoạt động của dự án LCASP tại Sơn La đã được thực hiện song song với các hoạt động tập huấn, tuyên truyền của dự án LCASP nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ dân tộc tại Sơn La vào các hoạt động của cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số.

V. Thực hiện mua sắm và Quản lý tài chính.

5.1. Tiến độ mua sắm.

Từ đầu dự án PPMU Sơn La không có hoạt động này.

5.2. Quản lý tái chính.

Thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án (LCASP) vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) khoản vay 2968-VIE (SF) và các quy định hiện hành của chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ.

VI. GIẢI NGÂN.

Tổng số: 6.527 triệu đồng (Số tiền bằng chữ: Sáu nghìn năm trăm hai mươi bẩy triệu đồng)

         Trong đó:   - Vốn vay ADB: 5.397 triệu đồng.

        - Vốn đối ứng Địa phương: 1.130 triệu đồng. 

VII. Kết luận.

- Tính đến thời điểm báo cáo, PPMU Sơn La đã hoàn thành các nội dung của dự án theo đúng kế hoạch, tuy nhiên với đặc thù là một tỉnh miền núi, giao thông không thuận lợi, mật độ dân cư thưa thớt nên dự án LCASP Sơn La gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển khí sinh học qui mô hộ gia đình, bên cạnh đó Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vô hình chung đã gây khó khăn cho dự án khi mức hỗ trợ cao hơn 2.000.000VND cho mỗi công trình.

- Hợp phần 2 về tín dụng, các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp ở các huyện/thành phố chưa tạo điều kiện cho các hộ đã xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học có nhu cầu vay vốn được vay theo quy định tại Quyết định số 1063/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 24/10/2014 của Tổng Giám đốc Agribank và Quyết định số 510/QĐ-NHNo-ĐCTC ngày 24/4/2015 của Tổng Giám đốc Agribank.

- Các tiêu chí lựa chọn hộ/nhóm hộ tham gia mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp (Hợp phần 3) theo hướng dẫn của CPMU, LIC chưa phù hợp với thực tế tại địa phương nên PPMU Sơn La gặp khó khăn cho việc thiết kế, hoàn thiện thuyết minh mô hình.

VIII. Kiến nghị.

8.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh.

- Đề nghị UBND tỉnh Sơn La cấp đủ vốn đối ứng các hoạt động của dự án theo kế hoạch tổng thể Bộ giao.

- Đề nghị UBND tỉnh Sơn La cân đối nguồn vốn và lồng ghép phần Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi theo Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND về Quy định chi tiết thực hiện Điểm b, Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La. Giao Ban quản lý dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” do sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La làm chủ đầu tư làm đầu mối triển khai thực hiện.

8.2. Kiến nghị đối với Ban quản lý dự án trung ương.

- Cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật, thủ tục thực hiện các mô hình cho hợp phần III kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp phần III tại tỉnh (hướng dẫn quy trình thủ tục thực hiện mô hình trình diễn, triển khai các đề tài nghiên cứu, tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp…)

8.3. Kiến nghị đối với ADB.

- Đề nghị ADB xem xét nâng mức hỗ trợ công trình quy mô nhỏ từ 3 triệu lên 5 triệu để phù hợp với Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để BQL dự án tỉnh triển khai thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây