Dự án LCASP tỉnh Phú Thọ: Vẽ tương lai cho một nền chăn nuôi xanh

: Thứ tư - 20/12/2017 13:28  |  Đã xem: 1860
Với Phú Thọ, chăn nuôi có một vị thế quan trọng, bởi đó là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận người dân. Nhưng, đánh đổi môi trường để lấy hiệu quả kinh tế là thiếu bền vững.

Xem bài viết đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam tại đây
Vùng đất Tổ đang nỗ lực hỗ trợ người dân dựng xây một nền chăn nuôi xanh, một trong số đó phải kể đến dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCSAP).  

Giải “cơn khát” công trình khí sinh học

Ông Hoàng Mạnh Thông, điều phối viên Dự án LCASP tỉnh Phú Thọ, chia sẻ: Toàn tỉnh có khoảng 200 nghìn hộ chăn nuôi, trong đó tổng đàn lợn 820 nghìn con, gia cầm trên 11 triệu con, trâu bò 170 ngàn con. Với trên 3.000 cơ sở chăn nuôi qui mô trang trại nên áp lực về môi trường ngày càng gia tăng.
Hầm KSH xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ rất hiệu quả

08 04 20 c02
Hầm KSH xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ rất hiệu quả
 

Hiện nay số công trình khí sinh học (KSH) trên địa bàn Phú Thọ khoảng 29.000 (riêng dự án LCASP đã xây dựng trên 9.000 công trình. Trước đó, dự án Qseap đã xây dựng 3.300 công trình, dự án SNV 2.800 công trình, người dân tự xây và các chương trình khác khoảng 15.000 công trình). Dự báo, nhu cầu xây dựng hầm biogas; đồng thời các cơ sở chăn nuôi sẽ áp dụng công mô hình các bon thấp như ủ phân compost, tách phân để giải quyết ô nhiễm môi trường theo hướng bền vững.

Khảo sát các hộ chăn nuôi cho thấy, nhu cầu dự kiến đến hết năm 2018 trong khuôn khổ dự án LCASP tỉnh Phú Thọ xây dựng khoảng 15.000 công trình cỡ nhỏ, 20 công trình cỡ vừa và các mô hình ủ phân compost và tách phân.

Suốt 4 năm qua, dự án đã bền bỉ tổ chức hơn 40 hội thảo giới thiệu lợi ích công trình KSH, giảm phát thải khí nhà kính cho trên 1.500 người tham dự. Thông qua đó hầu hết các hộ đều nắm bắt được thông tin cơ bản về dự án; trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia dự án. Đồng thời, tập huấn ủ phân phân compost cho cán bộ khuyến nông; cán bộ phụ nữ và các hộ nông dân (845 hộ nông dân; nữ giới chiếm 62%).  

Cầm tay chỉ việc

Hoạt động này đã được người dân tích cực đón nhận vì giải quyết triệt để phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi, nâng cao hiệu quả SX nông nghiệp, tạo nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt. Với phương pháp giảng dạy là cầm tay chỉ việc, lý thuyết, thực hành và tham quan đan xen nên thu hút sự chú ý của người dân.

Kết quả 100% học viên đều nắm bắt được quy trình thực hiện và biết cách làm. Nhiều học viên đã chủ động ủ phân và có chia sẻ lại với cán bộ dự án, tại các cửa hàng, đại lý nhu cầu dung men vi sinh có chiều hướng gia tăng.

Những học viên được tập huấn tiếp tục trở thành những “tuyên truyền viên” tích cực vận động, nhân rộng mô hình ủ phân compost bằng công nghệ vi sinh. Nhờ vậy, đã có nhiều hộ dân tự liên hệ với BQL dự án để đăng ký tham gia tập huấn ủ phân.

Để người dân nắm rõ kỹ năng, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn vận hành công trình KSH, đảm bảo môi trường chăn nuôi cho trên 9.000 hộ nông dân tham gia. 100% các hộ dân trước khi sử dụng công trình đều được tập huấn vận hành, an toàn cháy nổ và các tình huống nguy hiểm khi có sự cố.

Việc hỗ trợ tài chính 3 triệu đồng/công trình KSH cho các chủ hộ được thực hiện công khai, minh bạch, tiền được chuyển thông qua bưu điện nên người dân rất yên tâm và tin tưởng vào dự án.

“Dự án LCASP đã giải “cơn khát” của người chăn nuôi, đó là hỗ trợ xây dựng các giải pháp, mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thu nhập gia tăng. Bởi vậy, trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp khó khăn, đặc biệt là giá lợn xuống thấp, dự án LCASP vẫn nhận được hàng ngàn đơn đăng ký xây hầm biogas từ người dân. Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có hơn 2.500 công trình biogas được xây mới, góp phần đẩy lùi ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi gây ra”, ông Từ Anh Sơn, PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Phú Thọ cho biết.

BQL dự án LCASP cũng là đầu mối thiết lập hệ thống thông tin để chia sẻ các công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp thông qua “đường dây nóng” được công bố rộng khắp đến bà con. Qua đó, dự án phối hợp với các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học để thiết kế nhiều mô hình sử dụng chất thải sau khi xử lý bằng hầm biogas để tưới cho cây trồng; mô hình nuôi giun quế từ phân trâu, bò và mô hình sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu SX phân hữu cơ.

Hiệu quả xã hội của dự án là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho người dân, giải phóng sức lao động cho phụ nữ, trẻ em. Theo tính toán sơ bộ của của dự án LCASP tỉnh Phú Thọ, trung bình mỗi hầm biogas cỡ nhỏ tiết kiệm 100.000 đồng/tháng chi phí trung bình cho các hộ dân thay thế gas công nghiệp, củi, than và điện thắp sáng (tương đương 1,2 triệu/công trình/năm), với số lượng 8.300 công trình, thì mỗi năm tiết kiệm được 9,96 tỷ đồng.

Ngoài ra, môi trường được giải quyết sẽ hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, giảm chi phí thuốc men phục vụ cho con người, vật nuôi...

 
http://nongnghiep.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây