Hiệu quả từ mô hình sử dụng chất thải chăn nuôi lợn làm phân bón hữu cơ cho trồng cây ăn quả tại Bảo Thắng Lào Cai

: Thứ tư - 24/05/2017 23:39  |  Đã xem: 2185
Việc xử lý chất thải chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng góp phần đem đến thành công cho người chăn nuôi. Chất thải được xử lý đúng cách và khoa học góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, hạn chế mầm bệnh trong không khí, giúp giảm rủi ro do dịch bệnh. Ngược lại, chất thải không được xử lý hoặc xử lý không đúng cách là tác nhân hủy hoại môi trường, làm cho nhiều loại mầm bệnh phát sinh gây, thiệt hại lớn đến kinh tế, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân.

Trong những năm gần đây, Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cách ủ phân chuồng làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng, từ kiến thức đã được tập huấn, người dân một số xã của huyện Bảo Thắng đã biết vận dụng thực hiện quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm trồng trọt làm phân bón hữu cơ bón cho cây trồng có hiệu quả,  chất thải chăn nuôi lợn cứ 1 tấn phấn được ủ với 1 kg chế phẩm vi sinh compacmarker dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường rất tốt,

Tiêu biểu cho mô hình kinh tế hiệu quả này là trang trại của hộ ông Đỗ Xuân Thế và ông Đỗ Xuân Thời – Tổ 3, Thị trấn Phong Hải.  Các hộ này đã kết hợp nuôi lợn nái, lợn thịt và trồng cây hoa màu, cây ăn quả với nhau. Mỗi gia đình bình quân chăn nuôi lợn nái, lợn thịt với quy mô từ 200 – 400 con/hộ, do quy mô chăn nuôi tăng, ngoài việc lắp bể Biogas để xử lý chất thải, sử dụng khí gas để đun nấu, các hộ này còn ủ phân lợn với men vi sinh làm phân bón hữu cơ cho trên 1000 cây bưởi diễn, bưởi da xanh/1hộ, cây trồng sinh trưởng rất tốt, đang chuẩn bị cho bói quả. Do được trang bị kiến thức, biết vận dụng thực tế, người dân nơi đây đã thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, hướng tới việc giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường các gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có thêm quy trình mới để xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, không phát thải trực tiếp ra môi trường. Giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế nguồn lây lan dịch bệnh./.

Tác giả bài viết: Cao Thị Hòa Bình – LCASP 06 Lào Cai

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây