Cần sớm bổ sung định chế tài chính tham gia LCASP

: Thứ hai - 18/09/2017 22:16  |  Đã xem: 1623
Để gỡ khó trong việc giải ngân phần vốn vay, vốn tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học trị giá trên 32 triệu USD (thuộc dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, Ngân hàng Chính sách xã hội đã “xung phong” tham gia.
Xem bài viết đăng trên báo Nông nghiêp Việt Nam tại đây

Đây là tín hiệu đáng mừng đối với nông dân có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường.
 
co nen su dung hm biogs xy bng gch102626856
Xây hầm biogas - "kế sách" giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi
 

Tuy nhiên, đã gần 1 năm trôi qua, Ngân hàng CSXH vẫn “án binh bất động” vì phải chờ các Bộ, ngành thẩm định hồ sơ và đặc biệt là chờ Bộ Tài chính tiến hành các thủ tục để ngân hàng được chính thống tiếp nhận số tiền trên cho nông dân vay lại. Thời gian chờ đến bao giờ vẫn là dấu hỏi chưa có lời đáp. Nhưng, thời hạn kết thúc dự án LCASP đang đến gần, đồng nghĩa với việc người nông dân mất cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp.  

Tiền đầy kho, vay quá khó!

Được triển khai từ năm 2013, LCASP đã mang lại cho nông dân nguồn hỗ trợ, động viên ý nghĩa để triển khai các giải pháp sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường, giảm ô nhiễm trong chăn nuôi và giảm phát thải khí nhà kính (nhất là hợp phần hỗ trợ xây hầm biogas). Tuy nhiên, việc giải ngân hợp phần tín dụng chuỗi giá trị khí sinh học lại đang vấp phải khó khăn.

Hiện dự án đã cung cấp tín dụng thông qua các định chế tài chính nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng và nâng cao cơ sở hạ tầng chuỗi giá trị khí sinh học; đảm bảo phụ nữ sẽ được ưu tiên cho vay và thiết lập tài khoản ở ngân hàng của các định chế tài chính; giảm sát việc giải ngân và thúc đẩy phát triển thị trường các bon cho hầm khí sinh học đã hoàn thành.

Đối tượng hưởng lợi từ hợp phần này là các hộ nông dân, doanh nghiệp chăn nuôi xây dựng các công trình khí sinh học, sản xuất phân bón hữu cơ nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải và phế phụ phẩm trong chăn nuôi. Nhu cầu đầu tư các hệ thống xử lý chất thải là rất cao, tuy nhiên, tiến độ thực hiện việc cho vay lại rất chậm, số tiền được giải ngân là rất ít. Lũy kế từ đầu dự án đến nay mới chỉ giải ngân được 395 khoản vay với số vốn khoảng 21,4 tỷ đồng. Theo cam kết của hai định chế tài chính tham gia dự án, từ nay đến hết dự án vào 30/6/2019 chỉ có thể giải ngân được khoảng 13 triệu USD (tương đương khoảng 40% nguồn vốn vay của dự án).  

Dân muốn vay, ngân hàng không mặn mà

Đoàn đánh giá dự án LCASP nhận thấy, nhu cầu vay vốn tín dụng của các tỉnh được khảo sát lên tới 50 - 85% từ các hộ được khảo sát. Cho dù người dân đánh giá cao lợi ích của khí sinh học nhưng chưa quan tâm đến các khoản vay bởi nhiều lý do. Số vốn đầu tư thông thường của một công trình khí sinh học quy mô nhỏ chỉ khoảng 13 triệu đồng. Theo quy định hiện hành của các ngân hàng thực hiện giải ngân nguồn vốn của dự án, các khoản vay dưới 50 triệu đồng không yêu cầu tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để quản lý rủi ro, các ngân hàng tham gia dự án vẫn áp dụng hình thức phải có tài sản thế chấp thì mới cho người dân vay. Những hộ nông dân nhỏ lẻ không sẵn sàng thế chấp giấy chứng nhận sở hữu đất cho các khoản vay nhỏ.

Bên cạnh đó, một số chi nhánh của ngân hàng yêu cầu nông dân phải xây dựng công trình khí sinh học trước rồi mới được tiếp cận làm thủ tục để vay sau khi công trình được kiểm tra và chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Yêu cầu này đã làm ảnh hướng tới việc triển khai dòng tín dụng tới người dân vì họ phải đi vay đâu đó về xây xong mới được đi vay ngân hàng để trả nợ.

Và một điểm quan trọng, đó là một các chi nhánh của hai ngân hàng tham giưa dự án chỉ có đến cấp huyện. Do thiếu các điểm giao dịch tại cấp xã đã làm tăng chi phí giao dịch của người dân, đặc biệt trong việc trả nợ thường xuyên.

Mặt khác, phạm vi cho vay khí sinh học bị giới hạn. Người dân thích đa dạng hoá mục đích cho vay nhằm cho phép họ sử dụng khoản vay cho các mục đích khác ngoài việc xây dựng công trình khí sinh học, như mua sắm và đầu tư chăn nuôi.

"Bà đỡ" chưa tích cực

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, cả hai ngân hàng đang tham gia dự án LCASP đều không tích cực trong việc thúc đẩy dòng tín dụng khí sinh học đến các đối tượng khách hàng tiềm năng. Các ngân hàng đã không mặn mà trong việc thông tin tuyên truyền về khoản vay này tới người dân.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi chuyên gia tư vấn về tín dụng đã chỉ ra rằng chỉ có rất ít người được phỏng vấn đã từng nghe về nguồn tín dụng khí sinh học từ các định chế tài chính này.

Tại một số chi nhánh huyện, thậm chí chính các cán bộ ngân hàng cũng chưa được biết về dòng tín dụng này. Các ngân hàng đã hạn chế lợi ích của hoạt động cho vay này do quy mô khoản vay nhỏ trong khi chi phí giao dịch để giải ngân khoản vay cao.

Hiện các ngân hàng tham gia dự án vẫn chưa đưa ra bất kỳ phương án giải quyết nào để cải thiện tình hình giải ngân của dòng tín dụng này.

 
http://nongnghiep.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây