Điển hình mô hình máy tách phân tại trang trại ông Nguyễn Văn Chinh (Nghĩa Sơn - Nghĩa Hưng – Nam Định) với quy mô chăn nuôi 2.400 con lợn, trung bình tách được hơn 1 tấn/ 02 ngày và bán cho các hộ tại địa phương với giá 1000 đồng/kg. Như vậy mỗi tháng chủ trang trại thu khoảng 15 triệu đồng từ bán phân. Bước đầu trang trại mới chỉ bán cho các hộ nhỏ lẻ có diện tích trồng trọt, tiến tới chủ trang trại sẽ đầu tư cơ sở thu gom chất thải xung quanh để chế biến thành phân bón hữu cơ và phát triển kinh doanh với quy mô lớn hơn.
Mô hình nuôi giun quế tại hộ Ngô Thị Xuân (Hải Xuân – Hải Hậu – Nam Định) cũng cho thấy hiệu quả kinh tế khá rõ rệt khi đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi. Không tính đến các chi phí về cơ sở hạ tầng, chị Xuân có thu nhập khoảng 22 triệu đồng từ giun, phân giun và giống giun sinh khối cho giai đoạn 40-60 ngày, trong khi đó chi phí sản xuất chỉ hơn 5 triệu đồng. Đây có thể coi là hướng đi cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Nhận thấy hiệu quả từ những mô hình trên, Ban QLDA tỉnh Nam Định có kế hoạch xây dựng và trình cấp có thẩm quyền đề án về các chuỗi giá trị vềsản xuất phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nuôi giun quế,… Nếu được phê duyệt, đây sẽ là các định hướng chính sách của tỉnh để làm căn cứ triển khai các dự án tiếp theo.
Một số hình ảnh của đoàn công tác



