Giải pháp kết hợp giữa CNKSH và các biện pháp khác nhằm xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ

: Thứ hai - 26/03/2018 10:26  |  Đã xem: 1419
Biện pháp khí sinh học sẽ phát huy hiệu quả tối đa đối với quy mô chăn nuôi nông hộ nếu được kết hợp với các giải pháp như ủ phân compost, nuôi trùn quế, sử dụng nước thải sau biogas tưới vườn.

Công nghệ khí sinh học (CNKSH) - giải pháp tốt nhưng chưa triệt để

Trong những năm vừa qua khí sinh học đã khẳng định vai trò là giải pháp hiệu quả giúp giảm ô nhiễm môi trường đối với chăn nuôi quy mô nông hộ và đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người chăn nuôi... Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà công trình này mang lại thì việc các hộ chăn nuôi đưa lượng chất thải lớn hơn công suất hầm gây quá tải hay việc sử dụng không hết khí gas và xả trực tiếp ra môi trường lại là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 

anh biogas hinh 1 1521703858 width500height336
 
Ông Dương Hồng Khuê (thôn Hà Tú, xã Chu Điện, Lục Nam) pha men ủ tưới cho hố ủ phân compost.Ảnh: LCASP

TS Nguyễn Thế Hinh – Giám đốc dự án LCASP cho biết: “Qua khảo sát của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cácbon thấp (LCASP) do Bộ NNPTNT thực hiện, hầu hết các hộ dân lựa chọn công trình biogas quy mô nhỏ dưới 15m3. Vì đây là dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng khí gas của hộ gia đình, do vậy đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Phần lớn khí gas sinh ra từ các công trình biogas quy mô lớn hơn 50m3 đã và đang không được sử dụng hết và xả ra môi trường”.

Theo ông Hinh, nguyên nhân chính của việc xả bỏ khí gas là do các công nghệ sử dụng khí gas để phát điện, thắp sáng... còn nhiều hạn chế như hay hỏng vặt, giá thành cao, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam... dẫn đến không đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho người sử dụng. Hầu hết các hộ dân chỉ sử dụng khí gas cho đun nấu là chính.

Xây hố ủ phân compost để chống quá tải

Để chống quá tải cho công trình biogas và sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, Dự án LCASP đã hỗ trợ xây dựng bể ủ phân compost cho các hộ nông dân chăn nuôi trên địa bàn 10 tỉnh tham gia dự án…

 

anh biogas hinh 2 1521703908 width500height329
Sử dụng nước thải sau biogas tưới vườn dừa, vườn cây ăn trái phát triển rất tốt, năng suất, chất lượng trái cao. Ảnh: LCASP

Gia đình ông Dương Hồng Khuê (thôn Hà Tú, xã Chu Điện, Lục Nam, Bắc Giang) có diện tích chuồng trại khoảng 200m2, mỗi năm nuôi 10 con lợn nái, gần 100 con lợn thịt. Trước đây, ông Khuê có lắp đặt hầm biogas dạng composite, thể tích 10m3 để xử lý chất thải. Tuy nhiên, do lượng phân thải ra nhiều nên hiện tượng quá tải xảy ra thường xuyên. Ông Khuê chia sẻ: “Sau khi được dự án LCASP hỗ trợ, gia đình tôi đã xây hố ủ phân sức chứa 20m3. Lượng chất thải từ chuồng nuôi được ủ men vi sinh giúp giảm thiểu ô nhiễm, không có mùi hôi khó chịu. Hơn thế, gia đình còn có nguồn phân vi sinh tốt cho cây trồng, giảm tải cho hầm biogas cỡ nhỏ”.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc ban quản lý Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cácbon thấp tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đến nay, Ban quản lý dự án đã hỗ trợ xây dựng được 15 công trình, tập trung tại các xã chăn nuôi lớn. Trong thời gian tới, Ban quản lý dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ xây dựng cho người dân chăn nuôi và thông qua các lớp tập huấn, nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức để người dân tiếp tục nhân rộng và góp phần bảo vệ môi trường cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp”.
Qua khảo sát của dự án LCASP, hầu hết các hộ dân lựa chọn xây lắp các công trình khí sinh học quy mô nhỏ dưới 15m3 vì phù hợp với nhu cầu sử dụng khí gas của hộ gia đình. Phần lớn khí gas sinh ra từ các công trình lớn hơn 50m3 không được sử dụng hết, phải đốt hoặc xả ra môi trường. Một giải pháp rất tốt đối với các hộ có hầm biogas dung tích lớn là chia sẻ khí gas cho các hộ xung quanh hoặc sử dụng để chạy máy phát điện, sấy nông sản, sưởi ấm cho gia súc, gia cầm...

Sử dụng nước sau biogas để tưới cây

Nước thải sau biogas có thể dùng để tưới cho cây trồng rất tốt. Tuy nhiên, muốn sử dụng nước thải sau biogas hiệu quả, cần có những nghiên cứu chi tiết về mức độ hòa loãng trước khi tưới theo nhu cầu của từng loại cây, thời gian lưu trong bể chứa trước khi tưới phù hợp, tần suất tưới và lượng nước sử dụng mỗi lần tưới...

Ông Nguyễn Văn Tấn (ở Tiên Lục, Bắc Giang) chia sẻ: “Gia đình có 1ha cây có múi. Hiện nay, gia đình đã sử dụng nước xả của hầm biogas để tưới. Tuy nhiên, khi tưới phải pha loãng cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng chứ không được dùng nguyên nước sau biogas vì quá nhiều chất dinh dưỡng, sẽ làm cho bộ rễ của cây có múi bị hư hỏng”.

http://danviet.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây