"Cần sớm tạo hành lang pháp lý để tái sử dụng chất thải chăn nuôi" là bài viết của TS. Nguyễn Thế Hinh - Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT, đăng trên tạp chí Môi trường số 3/2021.
Vấn nạn về ô nhiễm môi trường chăn nuôi ngày càng gia tăng vẫn đang là chủ đề nóng ở hầu hết các tỉnh trên cả nước. Điều này đòi hỏi phải có hướng đi đúng đắn và giải pháp đồng bộ trong xử lý chất thải chăn nuôi giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất và không ảnh hưởng môi trường sống.
Nền Nông nghiệp Việt Nam trong những năm đất nước đổi mới đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập hiện nay, Nông nghiệp Việt Nam muốn tiếp tục phát triển thì công cuộc tái cơ cấu cần có những nội dung mới.
Ngày 27/9/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 473/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT về việc Công nhận Tiến bộ kỹ thuật Quy trình công nghệ nuôi tôm thẻ chất trắng (Litopenaeus vannamei/Penaeus vannamei) thâm canh 3 giai đoạn, giảm chất thải. Đây là Quy trình tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Gói thầu 29, dự án LCASP.
Ngày 07/7/2020, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định về việc Công nhận Tiến bộ kỹ thuật công nghệ "Quy trình công nghệ và Hệ thống thiết bị phun - cuốn, xử lý rơm rạ tươi tại ruộng làm thức ăn chăn nuôi" của dự án LCASP. Đây là kết quả quan trọng của dự án LCASP thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào xử lý rơm rạ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển nguồn thức ăn cho trâu bò và tăng thu nhập cho nông dân. Công nghệ này được đánh giá có giá trị trong chiến lược phát triển đàn trâu bò của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Ngày 2/6/2020 Cục Kinh tế hợp tác tổ chức họp Hội đồng thẩm định tiến bộ kỹ thuật công nghệ ““Quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị phun-cuốn, xử lý rơm rạ tươi tại ruộng làm thức ăn chăn nuôi”. Tiến bộ kỹ thuật được Ban quản lý Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương (LCASP) trình trên cơ sở thực hiện thành công gói thầu số 28: “Nghiên cứu sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm trồng trọt theo chuỗi giá trị”.
Ngày 01/7/2020, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định về việc Công nhận Tiến bộ kỹ thuật công nghệ "Chăn nuôi lợn thịt không xả thải và kết hợp ủ chất thải làm phân bón hữu cơ" của dự án LCASP. Đây là kết quả quan trọng của dự án LCASP thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ và vừa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa lây lan dịch bênh và tăng thu nhập cho nông dân.Hiện tại, rất nhiều trang trại và hộ nông dân đã và đang liên hệ với dự án LCASP để đề nghị chuyển giao công nghệ này vào sản xuất, giúp đẩy mạnh tái đàn và giảm giá thành thịt lợn theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Những ưu điểm về xử lý chất thải trong chăn nuôi và hiệu quả kinh tế là chủ đề được nói đến trong phóng sự "Mô hình chăn nuôi lợn tiết kiệm nước" được phát sóng trong chương trình Bạn của nhà nông trên kênh VTV2, lúc 10h30 và phát lại lúc 14h00 ngày 24-25/6/2020. Mô hình chăn nuôi lợn tiết kiệm nước là đề tài nghiên cứu thuộc dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá thành công trong việc xử lý chất thải chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Từ năm 2019, với hiệu quả ban đầu hết sức thuyết phục của công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước trên mô hình chuồng sàn của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Các con thấp (LCASP) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty CP Giải pháp công nghệ nông nghiệp Agritech (AGT) đã tiếp cận công nghệ mới này và tiến hành từng bước modul hóa công nghệ “Chăn nuôi lợn thịt không xả thải ra môi trường” (Công nghệ), nhằm nhân rộng công nghệ tới trước tiên là các trang trại chăn nuôi lợn thịt quy mô nhỏ và vừa, tiếp theo là các trang trại có quy mô lớn nhằm góp phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Ngày 20/2/2020, Đoàn kiểm tra của Ban QLDA Trung ương đã đến thăm mô hình chăn nuôi lợn thịt không xả thải LCASP tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Đoàn đã đi thăm mô hình quy mô 50 lợn thịt do Ban QLDA tỉnh hỗ trợ và đi thăm mô hình quy mô 600 lợn do người dân tự phát xây dựng sau khi nhận thấy hiệu quả vượt trội của công nghệ chăn nuôi lợn thịt không xả thải LCASP. Ban QLDA Trung ương đánh giá cao thành công của mô hình do Ban QLDA tỉnh xây dựng, đồng thời yêu cầu Ban QLDA tỉnh và Tư vấn gói thầu số 27 tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả người dân có nhu cầu nhân rộng công nghệ chăn nuôi mới của dự án LCASP nhằm tái đàn lợn sau dịch tả châu Phi ASF