Hội thảo do ông Nguyễn Xuân Dương, Q. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chủ trì và ông Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc dự án LCASP đồng chủ trì. Các đại biểu tham dự hội thảo đã sôi nổi đóng góp nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện các nội dung dự thảo Luật Chăn nuôi và các biện pháp, cách thức, tình huống có thể xảy ra khi Luật Chăn nuôi được thông qua và đi vào thực thi.
Như nhiều cuộc hội thảo khác trong quá trình xây dựng Luật, phần môi trường chăn nuôi (Chương IV - Điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi) luôn được các đại biểu thảo luận sôi nổi và kỹ lưỡng. Dự án LCASP đã có nhiều đóng góp ý kiến quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho các chủ trang trại chăn nuôi có thể sử dụng chất thải chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước thải chăn nuôi làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng, qua đó, có thể giúp mang lại lợi ích kép: (i) Chủ trang trại chăn nuôi giảm được các chi phí xử lý nước thải chăn nuôi đang rất tốn kém nếu phải tuân thủ đúng QCVN 62 và QCVN 08; (ii) Các trang trại trồng trọt có thể giảm sử dụng phân bón hóa học thông qua sử dụng phân bón hữu cơ, nước thải chăn nuôi làm nguồn nước tưới. Các đại biểu cũng đã đề cập đến các Thông tư, Nghị định và các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật mà Bộ NN & PTNT sẽ cần thiết ban hành sau khi Luật Chăn nuôi được thông qua nhằm đảm bảo hỗ trợ tối đa cho người sản xuất, các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo lợi ích về môi trường, xã hội của cộng đồng.
Hội thảo đã thành công tốt đẹp và được các đại biểu tham gia đánh giá cao về nội dung và chất lượng tổ chứcNhư nhiều cuộc hội thảo khác trong quá trình xây dựng Luật, phần môi trường chăn nuôi (Chương IV - Điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi) luôn được các đại biểu thảo luận sôi nổi và kỹ lưỡng. Dự án LCASP đã có nhiều đóng góp ý kiến quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho các chủ trang trại chăn nuôi có thể sử dụng chất thải chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước thải chăn nuôi làm nguồn nước dinh dưỡng tưới cho cây trồng, qua đó, có thể giúp mang lại lợi ích kép: (i) Chủ trang trại chăn nuôi giảm được các chi phí xử lý nước thải chăn nuôi đang rất tốn kém nếu phải tuân thủ đúng QCVN 62 và QCVN 08; (ii) Các trang trại trồng trọt có thể giảm sử dụng phân bón hóa học thông qua sử dụng phân bón hữu cơ, nước thải chăn nuôi làm nguồn nước tưới. Các đại biểu cũng đã đề cập đến các Thông tư, Nghị định và các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật mà Bộ NN & PTNT sẽ cần thiết ban hành sau khi Luật Chăn nuôi được thông qua nhằm đảm bảo hỗ trợ tối đa cho người sản xuất, các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo lợi ích về môi trường, xã hội của cộng đồng.
Một số bài tham luận tại Hội thảo:
1. DỰ THẢO LUẬT CHĂN NUÔI (XEM TẠI ĐÂY)
2. BÀI GÓP Ý CỦA DỰ ÁN VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI (XEM TẠI ĐÂY)
Một số hình ảnh hội thảo:



các nội dung chính của dự thảo Luật chăn nuôi
