Hội thảo về xây dựng 02 Đề án chuỗi giá trị tại Bình Định

: Thứ hai - 27/08/2018 14:16  |  Đã xem: 1700
Ngày 23/8/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định đã tổ chức Hội nghị góp ý 02 Đề án: (i) Đề án Chuỗi giá trị sản xuất phân bón hữu cơ truyền thống từ chất thải chăn nuôi lợn; và (ii) Đề án Chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ giun đất từ chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt. Chủ trì Hội nghị là ông Đào Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT và ông Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc dự án LCASP. Tham dự hội nghị có đại diện các Sở Ban Ngành của tỉnh Bình Định, các nhà khoa học, doanh nghiệp, chủ trang trại, hiệp hội, các cơ quan truyền thông, .... Tư vấn gói thầu số 25 là đơn vị soạn thảo các đề án này.
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
Ngày 23/8/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định đã tổ chức Hội nghị góp ý 02 Đề án:
(i) Đề án Chuỗi giá trị sản xuất phân bón hữu cơ truyền thống từ chất thải chăn nuôi lợn; và
(ii) Đề án Chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ giun đất từ chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt.

ông Đào Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT và ông Nguyễn Thế Hinh, Phó Trưởng ban kiêm Giám đốc dự án LCASP chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các Sở Ban Ngành của tỉnh Bình Định, các nhà khoa học, doanh nghiệp, chủ trang trại, hiệp hội. 
Sau khi nghe trình bày dự thảo các đề án của Tư vấn gói thầu số 25, dự án LCASP, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về các nội dung và thống nhất:
1. Việc xây dựng các đề án trên là hết sức cần thiết nhằm phát triển ngành nghề mới, tạo thu nhập cho người dân và góp phần xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Đề án sẽ giúp đưa ra khung pháp lý cho Sở NN&PTNT huy động và bố trí các nguồn lực của tỉnh và xã hội hóa để giúp xử lý môi trường chăn nuôi bền vững đồng thời đóng góp cho việc nhân rộng những kết quả đạt được của dự án LCASP.
2.  Đơn vị tư vấn gói 25 cần chỉnh sửa lại đề án theo hướng: (i) Phân tích kỹ thị trường đầu ra cho các sản phẩm như phân bón hữu cơ truyền thống, các sản phẩm giun đất từ chất thải chăn nuôi lợn để đảm bảo người dân sau khi đầu tư vào công nghệ sẽ có thị trường tiêu thụ; (ii) Phân tích kỹ tiềm năng nguồn nguyên liệu đầu vào tại từng địa bàn cụ thể như xã, huyện để có giải pháp cụ thể cho từng địa bàn; (iii) Phân tích kỹ hiệu quả kinh tế, lợi nhuận dự kiến mang lại của từng khâu trong chuỗi giá trị bao gồm doanh nghiệp sản xuất phân hữu cơ, người dân thu gom, chủ trang trại, kênh phân phối, ...; (iv) Nguồn lực đầu tư sẽ tập trung hỗ trợ hình thành doanh nghiệp để làm đầu tầu thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển, không đào tạo tập huấn dàn trải cho người dân, khâu tổ chức sản xuất cần được quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng phù hợp với từng địa bàn cụ thể; (v) Sở NN&PTNT sẽ là đơn vị chủ trì, chủ động xây dựng đề án dưới sự hỗ trợ của tư vấn gói thầu số 25 để đảm bảo các đề án phù hợp nhất với điều kiện địa phương, được UBND tỉnh thông qua, phê duyệt.

Xem Dự thảo Đề án Chuỗi giá trị sản xuất phân bón hữu cơ truyền thống từ chất thải chăn nuôi lợn tại đây

Xem dự thảo Đề án Chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ giun đất từ chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt tại đây


Một số hình ảnh hội thảo:
 
 
fgjhgm
Hội nghị thảo luận sôi nổi
ghj
Tư vấn gói 25 trình bày đề án
fdgghj
Các đại biểu phát biểu ý kiến
ghjkl
Các đại biểu phát biểu ý kiến








 

Tác giả bài viết: cpmu

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây