Nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường chăn nuôi

: Thứ sáu - 07/06/2019 10:37  |  Đã xem: 1055
Sau 5 năm triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp LCASP (2014 - 2019), tỉnh Sóc Trăng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Theo Ban Quản lý dự án LCASP Sóc Trăng, dự án đã làm thay đổi tư duy sản xuất truyền thống trước đây của người dân, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
khi sinh hoc 1
Công trình khí sinh học mang lại hiệu quả cao.
 

Dự án thông qua việc xúc tiến xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phế phụ phẩm trong nông nghiệp. Quản lý hiệu quả các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông sản.

Ngoài ra, dự án đã hoàn thành tục tiêu đề ra là làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp thông qua mở rộng và phát triển chương trình khí sinh học từ quy mô công trình nhỏ hộ gia đình đến quy mô công trình vừa và lớn tạo nguồn năng lượng sạch; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Ông Lê Văn Hận, ngụ xã Liêu Tú, huyện Trần Đề nuôi 600 lợn nái, 1.200 lợn thịt có khối lượng trung bình 100 - 120kg/con và 4.200 lợn cai sữa, lợn con. Hiện trang trại chuẩn bị xây dựng thêm nhà xưởng để mở rộng quy mô chăn nuôi lên 10.000 con lợn thịt/lứa.

Lúc đầu trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải với số lượng lớn. BQL dự án LCASP Sóc Trăng đã hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi vào bể chứa phân, có thể tích 33,6 m3 (4 x 2,4 x 3,5 m).

Ngoài ra, trang trại được lắp máy tách phân vào tháng 10/2018 của hãng Criman. Sau gần 3 tháng sử dụng, máy tách phân đã hoạt động ổn định.

Tuy nhiên, chủ trang trại này cho biết, do hiện tại số lợn chủ yếu của trang trại là lợn cai sữa nên lượng chất thải không nhiều, cứ 7 ngày mới tiến hành tách phân 1 lần.

Thời gian đầu khi bắt đầu tách, trang trại đã tiến hành ghi chép số liệu và kết quả cho thấy sau 10 phút tách thì thu được 11 bao (trọng lượng trung bình 25kg/bao). Phân sau tách còn ít nên trang trại chưa bán mà chủ yếu cho bà con xung quanh sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

16 54 57 my tch phn cu trng tri gi dinh ong hn
Máy tách phân của gia đình ông Hận.
 

Theo ghi nhận của PV NNVN, công suất máy tách còn thấp do vậy tư vấn LIC đã hướng dẫn chủ trang trại hiệu chỉnh tốc độ máy bơm vào làm tăng hiệu quả tách. Sau 15 phút chạy thử máy, khối lượng phân tách được khoảng 1m3, tương đương 500kg. Kỹ thuật viên của trang trại đã nắm được kỹ thuật này và rất phấn khởi vì hiệu quả của máy tách phân đã tăng lên rõ rệt.

Ngoài ra, nước thải sau tách được trang trại nạp vào bể khí sinh học KT2 có thể tích 52.2m3. Bể mới được xây dựng xong nhưng chưa đưa vào sử dụng. Thể tích bể này không thể xử lý hết được lượng chất thải rắn sau khi đã qua máy ép, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Qua đánh giá quy mô chăn nuôi của trang trại, tư vấn LIC cũng đã tư vấn cho chủ trang trại nên xây thêm bể khí sinh học HDPE có quy mô lớn để xử lý hết lượng nước thải sau tách.

Có thể khẳng định, dự án LCASP Sóc Trăng đã giúp cán bộ, hội viên nông dân, người chăn nuôi (nhất là vùng đồng bào dân tộc)... nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để các xã xây dựng nông thôn mới. Người dân nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh, gìn giữ môi trường sạch, nâng cao giá trị sản phẩm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, bền vững.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây