Ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi hiện nay đang là một trong những vấn đề gây bức xúc và khó giải quyết trong nông thôn. Nhiều trang trại, gia trại, HTX doanh nghiệp chăn nuôi đã đầu tư ứng dụng các công nghệ như: sử dụng đệm lót sinh thái, phun men vi sinh, hầm biogas; xây dựng các mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi chống quá tải hầm khí sinh học; mô hình chuồng nuôi tiết kiệm nước, mô hình máy ép phân… góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
Từ sự đầu tư bài bản trong công tác phòng dịch, xử lý sệ sinh chuồng trại mà mỗi lứa lợn gia đình anh Trịnh Xuân Toản ở thôn Đồng Tâm, xã Đồng Kỳ (Yên Thế - Bắc Giang) xuất ra thị trường vài tấn lợn hơi, thu về hàng trăm triệu đồng.
Đàn heo trên 54 ngàn con, đàn bò trên 24 ngàn con, với sự hỗ trợ của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, huyện Giồng Trôm đã thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất thải chăn nuôi. Từ năm 2014 đến nay, toàn huyện có 606 công trình khí sinh học (KSH) được lắp đặt, đem lại hiệu quả tích cực đối với môi trường chăn nuôi.
Những năm qua lĩnh vực chăn nuôi đã trở thành thế mạnh của nhiều địa phương, không chỉ gia tăng giá trị toàn ngành nông nghiệp mà còn góp phần tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Huyện Yên Châu hiện có 6.488 hộ chăn nuôi gia trại, 40 hộ chăn nuôi trang trại, với hơn 9.700 con gia súc và 415.000 con gia cầm. Thời gian qua, huyện chú trọng đẩy mạnh chăn nuôi gắn với triển khai nhiều giải pháp xử lý các chất thải chăn nuôi, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Hơn 10 năm triển khai các mô hình khí sinh học và gần 6 năm triển khai Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), huyện Ba Tri hiện có 2.472 công trình khí sinh học được đưa vào sử dụng. Qua đó, giúp người nông dân xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng, chuyển nông nghiệp sang sản xuất theo chuẩn hữu cơ. Các mô hình hiện đang được nhân rộng trên địa bàn huyện.
Sau 5 năm hoạt động và được kéo dài thêm 1 năm so với kế hoạch (2013 - 2020), Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) đã tiếp tục đem lại những lợi ích cho nông dân tỉnh.
Sau khi được lắp đặt, vận hành tại các trang trại điểm, máy tách phân hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại đã phát huy hiệu quả tích cực. Ông Nguyễn Thanh Phúc, chủ trang trại nuôi heo ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc chia sẻ: “Ban đầu trước khi lắp đặt, tôi lo lắng bao nhiêu thì bây giờ đã vững tâm bấy nhiêu vì thấy được hiệu quả của máy tách phân trong xử lý chất thải chăn nuôi, đảm bảo môi trường sạch sẽ”.
Lào Cai là 1 trong 10 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn tham gia dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Lào Cai do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ; trong đó, hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học là nội dung thuộc hợp phần "Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi" của dự án với mục tiêu tăng cường ứng dụng các công nghệ nhằm sử dụng tối ưu các phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất năng lượng sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ và các sản phẩm khác để tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân, bảo vệ môi trường nông thôn.