PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2014
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC TRIỂN KHAI.
Căn cứ Quyết định số 111/QĐ-HC-CTUBND ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng V/v giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư, thực hiện Tiểu dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”.
Căn cứ Quyết định số 119/QĐ-SNN ngày 12 tháng 03 năm 2013 của Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng Về việc thành lập Ban quản lý dự án “Hổ trợ nông nghiệp các bon thấp” (LCASP), giai đoạn 2013-2018 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Căn cứ Quyết định số 3494/QĐ-BNN-TC ngày 11/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônV/v điều chỉnh kế hoạch tổng thể dự án “Hổ trợ nông nghiệp các bon thấp”.
Căn cứ Quyết định số 1264/QĐHC-CTUBND ngày 20/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng V/v điều chỉnh kế hoạch tổng thể tiểu dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng.
- Ban quản lý dự án có13 người (09 kiêm nhiệm, 03 chuyên trách và 01 lái xe). Văn phòng dự án đặt tại Chi cục Thú y - Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Công tác tổ chức được kiện toàn. Ban quản lý dự án LCASP đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; nhờ đó các hoạt động dự án đã được tổ chức triển khai đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2014
Căn cứ hướng dẫn của Ban quản lý dự án Trung ương và Kế hoạch chi tiết đã được Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, Ban quản lý dự án đã phối hợp tổ chức triển khai các hoạt động, kết quả cụ thể như sau:
A . Hợp phần 1 : Quản lý chất thải chăn nuôi:
1. Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển Cơ chế phát triển sạch (CDM):
- Nhận đơn đăng ký xây dựng công trình KSH quy mô nhỏ: 756 đơn.
- Khảo sát lựa chọn hộ sẽ xây dựng công trình KSH quy mô nhỏ: 756 công trình.
- Tư vấn kỹ thuật trước khi xây dựng công trình quy mô nhỏ: 756 công trình.
- Đã xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ: 600 công trình (588 composite; 12 Công trình KT1, KT2).
- Nghiệm thu công trình quy mô nhỏ đã XD/LĐ hoàn thành: 434 công trình
Tất cả các công trình sau khi nghiệm thu đều đưa vào hoạt động và cho hiệu quả tốt. Các đội thọ xây đã cấp phiếu bảo hành công trình thời hạn 1 năm cho hộ dân theo mẫu của DA, các công ty cung cấp công nghệ KSH composite đã cấp phiếu bảo hành công trình từ 3 đến 5 năm cho hộ dân sau khi nghiệm thu công trình đua vào haotj động.
- PPMU đã chuyển tiền hỗ trợ (3.000.000 đồng/CTKSH) cho 434 hộ dân xây dựng công trình KSH với tổng kinh phí 1.302 triệu đồng thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Sóc Trăng và hộ dân nhận tiền tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp các huyện. Đạt 100% kế hoạch.
- BQLDALCASP tỉnh Sóc Trăng đã thanh toán phụ cấp cho KTV thực hiện nhiệm vụ tư vấn lựa chon, khảo sát, hướng dẫn, kiểm tra, giam sát, nghiệm thu CT KSH (390.000đ/ công trình.
2. Tiểu HP1.2: Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
2.1. Thông tin, tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi (Xây dựng chương trình phát trên phương tiện thông tin đại chúng, viết tin, tờ rơi,…) Tuyên truyền về DA trên đài phát thanh cấp huyện 55 lượt; Đưa tin về hoạt động của DA trên đài truyền thanh của các huyện và xây dựng 3 chuyên đề phát trên đài truyền hình của tỉnh.
2.2. Tổ chức 01 cuộc (buổi) hội thảo khởi động dự án LCASP với 80 người tham dự.
2.3. Tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng 02 lớp Tập huấn đào tạo giáo viên (ToT), KTV về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi an toàn với 73 người tham dự. (Nữ: 02; Dân tộc: 16)
2.4. Tổ chức 05 cuộc (buổi) hội thảo về lựa chọn hộ xây dựng công trình khí sinh học với 303 người tham dự. (Nữ: 40; Dân tộc: 75)Tổ chức 07 lớp tập huấn cho các hộ có chăn nuôi về Trước khi xây dựng công trình khí sinh học với 341 người tham dự. (Nữ: 78; Dân tộc: 79)
2.5. Tổ chức 35 lớp tập huấn cho các hộ có chăn nuôi về xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học với 1.167 người tham dự. (Nữ: 263; Dân tộc: 253)2.1. Tổ chức
2.6. Tổ chức và quản lý đội ngũ kỹ thuật viên của Dự án thực hiện tốt công tác giúp hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ khí sinh học phù hợp với quy mô chăn nuôi; giám sát và nghiệm thu công trình khí sinh học đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Dự án
2.7. Tổ chức kiểm tra giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng công trình khí sinh học đã xây dựng xong và đang vận hành.
3. Điều tra thu thập cơ sở dữ liệu đánh giá nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học của tỉnh Sóc Trăng: Ban QLDA đã hợp đồng với Nhân viên Thú y xã/ phương thực hiện công tác điều tra thu thập dữ liệu về số công trình khí sinh học đã thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng và tiểm năng xây dựng công trình khí sinh học trong các năm tiếp theo. Kết quả điều tra tại 773 ấp/khóm của 118 xã, phường thuộc 11 huyện, thị xã và thành phố: có 18.628 hộ nông dân có chăn nuôi trong đó hộ nuôi từ 10 con heo hoặc 3 con bò trở lên có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học là 11.786. Trong đó, DA LCASP đã xây dựng lắp đặt 600công trình.
B. Hợp phần 2 (Các hoạt động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Hợp tác xã trong việc triển khai cho vay tín dụng) và hợp phần 3 (Chuyển giao công nghệ sản xuất NN các bon thấp): PCU chưa triển khai, thực hiện trong năm 2014.
C. Hợp phần IV. Quản lý dự án
KẾT QUẢ GIẢI NGÂN: (Đang đối chiếu với Kho bạc và Ngân hàng sẽ cập nhật sau)
D. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, KIẾN NGHỊ
1. Thuận lợi:
- UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án hoạt động và sớm phê duyệt kế hoạch tổng thể dự án tỉnh Sóc Trăng.
- Ban quản lý dự án Trung ương đã sớm tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ PPMU.
- Ban quản lý dự án đã được kiện toàn, từng bước thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai
2. Khó khăn:
- Thời gian đầu, PPMU còn lúng túng trong công tác tổ chức triển khai.
- KTV cấp huyện đều là cán bộ kiêm nhiệm; Công tác tổ chức đào tạo cho KTV tương đối muộn (tháng 5/2014) đã ảnh hướng đến tiến độ và công tác nghiệm thu CTKSH.
3. Kiến nghị:
PPMU Sóc Trăng kính đề nghị Ban quản lý dự án LCASP TW:
Giám đốc Dự án TW
- Có ý kiến với 02 Định chết tài chính sớm triển khai gói tín dụng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ở các địa phương.
- Có kế hoạch đào tạo thợ xây/lắp đặt công trình KSH cho các địa phương để đảm bảo việc hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi tham gia dự án- Sớm hướng dẫn các tiêu chuẩn để xây dựng Công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn.
- Sớm cho ý kiến về các mô hình ứng dụng chuyển giao công nghệ sử dụng phụ phẩm CT KSH đã đăng ký để chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ máy định vị GPS và phần mềm để quản lý công trình KSH.
PHẦN II. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NĂM 2015
- BQLDALCASP Sóc Trăng trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch và dự toán chi tiết năm 2015 (sau khi BQLDATW có văn bản thống nhất). BQLDALCASP Sóc Trăng sẽ triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động của DA năm 2015 gồm những nội dung chủ yếu sau:
I . Hợp phần 1 : Quản lý chất thải chăn nuôi:
1. Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển Cơ chế phát triển sạch (CDM):
1.1. Tổ chức vận động và hỗ trợ tài chính cho nông dân chăn nuôi đăng ký và xây dựng 1.200 công trình khí sinh học quy mô nhỏ.
2. Tiểu HP1.2: Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
- Thông tin, tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi (Xây dựng chương trình phát trên phương tiện thông tin đại chúng, viết tin, tờ rơi,…)
- Tuyên truyền về DA trên đài phát thanh cấp huyện 110 lượt; Đưa tin về hoạt động của DA trên đài truyền thanh của các huyện và xây dựng 3 chuyên đề phát trên đài truyền hình của tỉnh.
- Tổ chức 40 lớp tập huấn cho các hộ có chăn nuôi về Trước khi xây dựng công trình khí sinh học
- Tổ chức 40 lớp tập huấn cho các hộ có chăn nuôi về xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học
- Tổ chức và quản lý đội ngũ kỹ thuật viên của Dự án thực hiện tốt công tác giúp hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ khí sinh học phù hợp với quy mô chăn nuôi; giám sát và nghiệm thu công trình khí sinh học đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Dự án
- Tổ chức kiểm tra giám sát các chỉ tiêu về môi trường và chất lượng công trình khí sinh học đã xây dựng xong và đang vận hành.
II. Hợp phần 2: Triển khai cho vay tín dụng.
PPMU sẽ phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Hợp tác xã trong việc triển khai cho vay tín dụng cho hộ dân đăng ký xây dựng CTKSH có nhu cầu.
III. Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp
3.1. Xây dựng 01 Mô hình mô hình có diện tích 100 ha (thuộc Ấp Kiết Lập A) trồng lúa theo mô hình các bon thấp với kỹ thuật 1 phải 5 giảm tại địa phương
3.2. Xây dựng 01 Mô hình 100 ha chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng cây khóm Cầu Đúc Xã Lâm Tân: mô hình có diện tích 20 ha (thuộc Ấp Tân Lộc):
3.3. Xây dựng 04 Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa sang mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân dọc theo tuyến đường Quản lộ Phụng Hiệp của huyện Mỹ Tú và Thị Trấn Ngã Năm; dọc theo tuyến đường Nam sông Hậu của 2 huyện Long Phú và Trần Đề
3.4. Xây dựng 11 mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến nguồn phế phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi làm phân bón cao cấp phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu phác thải khí cacbon gây ô nhiễm môi trường.
IV. Kế hoạch tài chính
Tổng Dự toán kinh phí năm 2015: 7.852,125 triệu đồng; trong đó
+ Vốn ADB: 7.289 triệu đồng
+ Vốn đối ứng của tỉnh: 563,125 Triệu đồng
V. Tổ chức thực hiện
- Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức bộ máy Ban QLDA và xây dựng đội ngũ Kỹ thuật viên các huyện đủ về số lượng, đảm bảo năng lực chuyên môn.
- Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn tuyên truyền vận động nông dân chăn nuôi tích cực tham gia Dự án;
- Đôn đốc, kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu công trình khí sinh học và giải ngân sớm nhất cho hộ dân.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng/lắp đặt công trình khí sinh học nhằm khắc phục kịp thời những sai sót, đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý cho hộ dân chăn nuôi đăng ký xây dựng; Kiểm tra kết quả hộ dân nhận tiền hỗ trợ của Dự án
Ban quản lý dự án LCASP Sóc Trăng báo cáo kết quả thực hiện Dự án năm 2014 và kế hoạch hoạt động năm 2015. Kính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý dự án TW xem xét, chỉ đạo.