Báo cáo kết quả thực hiện quý I/2015 và kế hoạch triển khai Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp quý II/2015 tỉnh Nam Định

: Thứ hai - 12/09/2016 10:20  |  Đã xem: 1303
Thực hiện chỉ đạo của Nhà tài trợ ADB và Ban quản lý Trung ương Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp, Ban quản lý dự án (Ban QLDA) tỉnh Nam Định báo cáo kết quả thực hiện quý I năm 2015 và kế hoạch triển khai dự án quý II năm 2015 như sau:

I. CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI QUÝ I NĂM 2015

Hợp phần 1 : Quản lý chất thải chăn nuôi

Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển Cơ chế phát triển sạch (CDM)
Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
Kết quả xây dựng các công trình KSH: tính đến 31/3/2015

STT

Huyện

Số hầm đã lắp Composite

Số hầm đã xây KT1, KT2

Tổng

Đứng tên chủ hộ

Tổng

Đứng tên chủ hộ

Nghiệm thu

nam

nữ

nam

nữ

1

TP Nam Định

0

 

 

1

1

0

1

2

Mỹ Lộc

10

3

7

5

3

2

10

3

Vụ Bản

10

5

5

10

8

2

15

4

Nam Trực

7

4

3

1

1

 

16

5

Trực Ninh

46

36

10

7

5

2

46

6

Hải Hậu

72

50

22

29

20

9

110

7

Ý Yên

51

40

11

12

10

2

24

8

Nghĩa Hưng

53

40

13

0

 

 

58

9

Xuân Trường

52

40

12

0

 

 

49

10

Giao Thủy

37

26

11

0

 

 

36

11

Tổng

338

 

 

65

 

 

365


- Kết quả hỗ trợ tài chính các công trình KSH: Do dự toán chi tiết phê duyệt muộn nên trong quý chưa giải ngân được công trình nào
- Tình hình hỗ trợ kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học:

Tất cả các hộ đã lắp đặt, xây dựng công trình KSH đều được tư vấn, hướng dẫn về lựa chọn biện pháp xử lý chất thải, tư vấn lựa chọn kích cỡ công trình KSH phù hợp với quy mô chăn nuôi;

Tình hình xây dựng các mô hình trình diễn trang trại chăn nuôi các bon thấp
Chưa thực hiện

Hợp phần 2. Các hoạt động phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Hợp tác xã trong việc triển khai cho vay tín dụng.

Hợp phần 3. Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp

Tiểu hợp phần 3.2. Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp
1. Hội thảo xác định nhu cầu xây dựng và lựa chọn mô hình trình diễn quanr lý chất thải chăn nuôi cho sản xuất nông nghiệp: Đã có công văn đề nghị các đơn vị trong ngành đề xuất
2. Thực hiện các mô hình trình diễn: chưa thực hiện
3. Đào tạo nông dân và cán bộ khuyến nông về công nghệ phù hợp với ứng dụng sản xuất nông nghiệp các bon thấp: chưa thực hiện

Hợp phần 4: Chi quản lý dự án
- Chi lương và phụ cấp cho Ban QLDA tỉnh
- Chi phí hoạt động cho Ban QLDA tỉnh (Nêu chi tiết các hoạt động chính trong chi thường xuyên).

II. KẾT QUẢ GIẢI NGÂN: tổng số, trong đó ADB, CPVN

III. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI QUÝ II

Hợp phần 1 : Quản lý chất thải chăn nuôi

Tiểu hợp phần 1.1. Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và phát triển Cơ chế phát triển sạch (CDM)
* Thông tin tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi: tiếp tục phối hợp với đài PTTH tỉnh, Báo Nam Định xây dựng các chương trình phóng sự, chuyên mục “Nhà nông cần biết” để tuyên truyền về dự án; In tờ rơi, pano giới thiệu về dự án
* Tình hình tập huấn vận hành công trình khí sinh học, đảm bảo môi trường chăn nuôi.(Đã tổ chức tại đâu, nội dung, số lớp, chất lượng thông qua phiêu đánh giá khóa đào tạo, thành phần tham gia trong đó % nữ tham gia lớp tập huấn....): Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi an toàn và vận hành công trình KSH theo kế hoạch năm 2014, dự kiến trong quý II sẽ tổ chức 20 lớp:

Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
* Tình hình xây dựng công trình khí sinh học và hỗ trợ tài chính cho người nông dân:
- Xây dựng và lắp đặt khoảng 400 công trình KSH
- Triển khai giải ngân hỗ trợ trực tiếp về tài chính cho các hộ chăn nuôi tham gia dự án đã hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu: dự kiến trong quý II sẽ giải ngân khoảng 700 công trình (tính lũy kế từ đầu năm)
* Tập huấn cho đội thợ xây: 01 lớp

3. Kế hoạch vốn đối ứng của tỉnh, dự kiến giải ngân năm...
IV. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, KIẾN NGHỊ

4.1. Thuận lợi:

Dự án đã triển khai được hơn 1 năm, hầu hết các công trình đều hoạt động có hiệu quả, công tác nghiệm thu và giải ngân kịp thời tạo niềm tin cho người chăn nuôi

4.2. Khó khăn:
- Chăn nuôi ở Nam Định chủ yếu là nhỏ lẻ, diện tích đất nhỏ, điều kiện kinh tế hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp xử lý môi trường còn hạn chế
- Công tác thông tin, tuyên truyền về dự án còn hạn chế nên còn nhiều hộ nông dân chưa biết các thông tin về dự án
- Vai trò, trách nhiệm của kỹ thuật viên (KTV) ở một số địa phương chưa cao; một số nơi nhu cầu đầu tư xây dựng hầm Biogas của người chăn nuôi khá lớn nhưng chỉ có 01 KTV nên việc hướng dẫn chưa kịp thời.

4.3. Kiến nghị:
- Đề nghị CPMU thúc đẩy sớm triển khai Hợp phần 2 về tín dụng để hỗ trợ người chăn nuôi kinh phí sửa chữa chuồng trại, đầu tư phát triển chăn nuôi và các công trình KSH
- Sớm hướng dẫn triển khai các mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và mô hình sản xuất nông nghiệp các bon thấp.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây