I. Tóm tắt dự án
- Tên dự án:
+ Tiếng việt: Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp ,
+ Tiếng anh: Low Carbon Agricultural Support Project,
- Mã dự án: 1118184
- Nhà tài trợ: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
- Thời gian bắt đầu và kết thúc: Từ năm 2013 đến năm 2019
II. Tình hình chung
2.1. Tổ chức, bộ máy
- Hiện tại PPMU tỉnh Bắc Giang điều tiết các hoạt động, công việc với một bộ máy gồm 11 cán bộ; trong đó gồm 3 đồng chí lãnh đạo Ban, 1 cán bộ kế hoạch, 1 cán bộ văn phòng, 1 cán bộ kế toán và 5 cán bộ kỹ thật; tỉ lệ cán bộ nữ đạt 27%.
2.2. Tình trạng chung của các hoạt động dự án
* Những thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
+ Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và đầu tư về nguồn lực của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Mục tiêu và nội dung dự án đáp ứng được tính bức thiết và nhu cầu của thực tế vùng dự án.
+ Hợp phần phát triển công trình khí sinh học được thừa hưởng các kinh nghiệm triển khai, công nghệ và tay nghề kỹ thuật của đội ngũ thợ xây từ những dự án, chương trình trước đó, như: Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học(QSEAP), Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam.
+ Có sự phối hợp chặt chẽ, sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, người hưởng lợi từ các vùng triển khai dự án;
- Khó khăn:
+ Nông nghiệp là ngành đa dạng về sản xuất giữa các vùng miền khác nhau nên trong quá trình thực hiện nội dung có sự thay đổi để phù hợp với các vùng miền trong cả nước. Do đó phần nào ảnh hưởng tới tiến độ và kết quả thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.
+ Việc xác định công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp để phù hợp với điều kiện thực tế đa dạng ở địa phương rất khó khăn và mất nhiều thời gian để lựa chọn mô hình phù hợp.
* Những thành tựu chính
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án, tuy nhiên sau hơn 3 năm triển khai, dự án đã đạt được những thành tực nổi bật như sau:
- Số lượng công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình đã hoàn thành đạt 6.000 so với 7.000 công trình được phân bổ, bằng 86% so với kế hoạch toàn dự án và bằng 133% so với kế hoạch trước khi điều chỉnh.
- Các hoạt động như thông tin tuyên truyền, tập huấn đào tạo đều đạt và vượt so với yêu cầu về tiến độ cũng như khối lượng thực hiện.
- Khối lượng giải ngân chung toàn dự án đạt gần 50% kế hoạch toàn dự án, đáp ững yêu cầu về tiến độ theo quy định.
2.3. Thông tin mới nhất
- Tỷ giá Đô la mỹ tăng lên 22.000 đồng/1 Đô la (107,3%) so với 20.500 đồng/1 Đô la đầu kỳ.
- Đơn giá xây dựng công trình tăng cao so với đầu dự án.
- Số lượng hộ có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học nhiều, là điều kiện thuận lợi trong triển khai nội dung hợp phần I của dự án;
- Kể từ đầu kỳ, dự án đã xây dựng và trình kế hoạch tổng thể dự án 3 lần vào các năm 2013, 2014 và 2016. Kinh phí thực hiện dự án tăng từ 39.266 triệu lên 46.117 triệu đồng.
- Năm 2015, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh, theo đó ngân sách nhà nước hỗ trợ các hộ xây dựng công trình khí sinh học là 5 triệu đồng/công trình, cao hơn so với mức 3 triệu đồng/ công trình được dự án hỗ trợ.
III. Tiến độ thực hiện Dự án
1. Hợp phần 1: Quản lý chất thải chăn nuôi
1.1. Tiểu hợp phần 1.1: Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi và thị trường các bon
1.1.1. Hoạt động 1:Xây dựng các mô đun đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp và tổ chức đào tạo cho những người giám sát, vận hành chuỗi giá trị KSH và các bên liên quan khác để áp dụng và phổ biến trong các tỉnh dự án.
PPMU xây dựng các mo đun đào tạo tập huấn vận hành công trình khí sinh học, tập huấn đào tạo kỹ thật viên, thơ xây,… nhằm mục đích phù hợp với định chế của tỉnh.
1.1.2. Hoạt động 2: Tiêu chuẩn hoá và phổ biến gói thiết kế cho quản lý chuỗi khí sinh học.(Thông tin tuyên truyền, hội thảo lựa chọn tiêu chí, tập huấn vận hành CTKSH).
- Ban quản lý dự án tỉnhđã thực hiện nhiều chương trình truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau (hội thảo, tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích,...)
- Đã in ấn 6.000/7.000 áp phích lưu ý khi sử dụng, bảo dưỡng công trình khí sinh học để cấp phát cho các hộ dân tham gia xây dựng công trình khí sinh học thuộc dự án. Áp phích với nội dung chính, ngắn gọn và hình ảnh minh họa kèm theo về việc sử dụng, bảo dưỡng công trình; với mục đích không chỉ một cá nhân mà cả hộ gia đình sử dụng, vận hành công trình nhận thức rõ các vấn đề lưu ý để việc sử dụng các công trình KSH thực sự hiệu quả, an toàn.
- Thực hiện khảo sát, tư vấn thiết kế, lắp đặt và kiểm tra, giám sát chất lượng công trình khí sinh học cho 6000 hộ chăn nuôi tham gia xây dựng công trình khí sinh học thuộc dự án.
- Tổ chức 290 lớp tập huấn về công nghệ, quản lý và vận hành công trình khí sinh học cho 5.720 người nhằm trang bị nhận thức, kiến thức và kỹ năng quản lý chất thải, vận hành công trình khí sinh học an toàn, hiệu quả; với tỉ lệ nữ giới tham gia tập huấn chiếm 22%; tỉ lệ dân tộc thiểu số chiếm 5%.
- Sau Hội nghị khởi động dự án diễn ra thành công, PPMU tỉnh Bắc Giang tiến hành cuộc hội thảo lựa chọn các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ, vừa và lớn; hội thảo với sự tham gia của 38 cán bộ ban, cán bộ các cơ quan và các hộ tiềm năng. Trong đó, tỉ lệ đại biểu nữ tham gia chiếm 13%.
- Xây dựng để phát sóng tuyên truyền trên đài truyền hình tỉnh được 4 chuyên đề, xây dựng và đăng tải được 4 video clip tuyên truyền trên báo điện tử Bắc Giang; Hợp đồng tuyên truyền trên Báo Bắc Giang với khối lượng tương đương 80 tin, bài.
1.2. Tiểu hợp phần 1.2:Hỗ trợ phát triển các công trình khí sinh học
1.2.1. Hoạt động 7:Giám sát vận hành các công trình KSH với các hạng mục môi trường đầy đủ.(Chi phí cho KTV hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra giám sát công trình KSH và điều tra thu thập cơ sở dữ liệu)
-Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát công trình khí sinh học đang vận hành nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho công trình đã đưa vào hoạt động; tính đến thời điểm hiện tại đã kiểm tra được 411/4.820 công trình khí sinh học đang vận hành đạt khoảng 9% trong tổng số các công trình khí sinh thuộc dự án đã nghiệm thu và đang vận hành. Công tác kiểm tra các công trình đang vận hành cho thấy chất lượng công trình khí sinh học thuộc dự án vận hành ổn định, hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
- Thuê khoán công tác hỗ trợ kỹ thuật cho hộ chăn nuôi lắp đặt/xây dựng công trình khí sinh học, kiểm tra, giám sát xây dựng/lắp đặt kết hợp thu thập cơ sở dữ liệu các công trình khí sinh học nhằm quản lý các công trình khí sinh học đã và đang xây dựng.
1.2.2. Hoạt động 8:Đào tạo và cấp chứng nhận cho các kỹ thuật viên, thợ xây, kỹ sư và nhà thầu để hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học.
1.2.2.1. Đào tạo Kỹ thuật viên.
Tổ chức 02 Hội thảo tập huấn đào tạo giáo viên (TOT) với các nội dung: Công nghệ khí sinh học, chăn nuôi an toàn và quản lý chất thải trong chăn nuôi cho các kỹ thuật viên. Dự án đã đào tạo được đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ, triển khai có hiệu quả các hoạt động của dự án cho 43 học viên, tỉ lệ học viên nữ chiếm 26%.
1.2.2.2. Đào tạo thợ xây.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho thợ xây, thợ lắp đặt công trình khí sinh học thuộc dự án, đội ngũ thợ xây được đào tạo đã hỗ trợ người dân tham gia xây dựng công trình khí sinh học đúng yêu cầu kỹ thật, đảm bảo chất lượng. Đến nay tất cả các công trình đều được nghiệm thu đạt yêu cầu và đang vận hành sử dụng tốt. Lớp tập huấn với sự tham gia của 19 thợ xây/lắp đặt, tỉ lệ nữ học viên là 5%.
1.2.3. Hoạt động 9: Hỗ trợ tài chính cho các công trình khí sinh học.
Phối hợp với ngân hàng nông nghiệp và PTNT tỉnh thông qua các chi nhánh tại các huyện để hỗ trợ tài chính trực tiếp đến đến các chủ công trình khí sinh học thuộc dự án. Tính đến 31 tháng 08 năm 2016, đã hỗ trợ tài chính trực tiếp cho 4.820/6000 hộ chăn nuôi tham gia xây dựng công trình khí sinh học thuộc dự án; số hộ còn lại đang làm thủ tục thanh toán.
Các công trình được xây dựng đã góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tiết kiệm và nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.
3. Hợp phần 3: Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp Các bon thấp
3.1. Tiểu hợp phần 3.1: Thúc đẩy ứng dụng nông nghiệp các bon thấp
3.1.2. Hoạt động 2: Thiết lập hệ thống thông tin cho việc chia sẻ các ứng dụng sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
Hiện tại các mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp đang trong quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký, xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do đó chưa có hệ thống dữ liệu chia sẻ.
3.1.3. Hoạt động 3: Đào tạo cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông (bao gồm tổ chức các chuyến tham quan học tập) về ứng dụng hiệu quả các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
Năm 2013 tổ chức một chuyến thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước về trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp Các bon thấp và Nghiên cứu Công nghệ khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi cho 43cán bộ tỉnh, huyện tại tỉnh Phú Thọ và Sơn La. Chuyến thăm quan đã trang bị cho đội ngũ cán bộ hiểu rõ về sản xuất nông nghiệp giảm thiểu các bon và xác định các công nghệ khoa học tiến độ để áp dụng tại địa phương.
Năm 2014 Ban quản lý dự án tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm về công nghệ khí sinh học và quản lý chất thải chăn nuôi tại tỉnh Hà Tĩnh và Nam Định cho 26 cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án, Phòng nông nghiệp và PTNT và Trạm Khuyến nông các huyện/thành phố sau chuyến thăm quan các nội dung, kinh nghiệm được trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế tại địa phương đã đem lại kết quả cao.
3.2. Tiểu hợp phần 3.2: Xây dựng các mô hình nông nghiệp các bon thấp
3.2.1.Hoạt động 6: Xây dựng các mô hình quản lý chất thải chăn nuôi cho sản xuất nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.(Hội thảo xác định mô hình, kinh phí thực hiện mô hình)
- Tổ chức Hội thảo giới thiệu công nghệ đã được nghiên cứu ứng dụng thành công và xác định nhu cầu xây dựng mô hình trình diễn, nội dung đào tạo kỹ thuật viên, nông dân, với sự tham gia của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện gồm 42 đại biểu; trong đó đại biểu nữ giới chiếm 17%. Từ đó hướng dẫn các địa phương lựa chọn các mô hình phù hợp và xác định được các nội dung đào tạo cho thợ xây, nông dân về công nghệ khí sinh học, công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
- Ban quản lý dự án tỉnh đã tiến hành lựa chọn được 2 mô hình trình diễn, bao gồm:
- Mô hình 1:“Sử dụng hệ thống máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô trang trại”sẽ triển khai áp dụng tại 8 trang trại trên địa bàn các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Dũng.
- Mô hình 2: “Sử dụng hệ thống máy tách phân di động để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ quy mô nhóm hộ” đối với 2 nhóm hộ trên địa bàn huyện Việt Yên và Hiệp Hòa
3.2.2. Hoạt động 7: Đào tạo cán bộ khuyến nông và nông dân về các công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp.
Đã tổ chức được 11 lớp trên tổng số 33 lớp tập huấn về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi bằng công nghệ ủ phân compost cho cán bộ khuyến nông và nông dân, đạt 33,3% kế hoạch thực hiện. Trong đó 1 lớp tập huấn đào tạo tiểu giáo viên (TOT) cho 37 cán bộ dự án, cán bộ chuyên môn cấp huyện, cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang và 10 lớp tập huấn cho 300 nông dân trên địa bàn tỉnh.
4. Hợp phần 4: Quản lý Dự án
4.1. Quản lý dự án
Ban quản lý tỉnh đã phân công nhiệm vụ rõ ràng cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm, nhờ vậycông việc không bị chồng chéo, các hợp phần được triển khai thuận lợi, theo đúng tiến độ. Mỗi cán bộ hàng tháng bắt đầu có kế hoạch hoạtđộng và báo cáo tháng. Hàng quí, dự án có báo cáo công tác quí nêu ra những kết quả đạt được; tồn tại và giải pháp cho mỗi hoạt động. Nhờ vậy, lãnh đạo cũng như các thành viên PPMU định hướng trong kế hoạch hoạt động tới, đồng thời giảm thời gian hội họp
4.2. Giám sát, đánh giá dự án
BQL Dự án tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chủ động tiến hành giám sát, đánh giá sau nghiệm thu đối với 10 % số lượng công trình khí sinh học được xây dựng. Quá trình hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu các công trình được các kỹ thuật viên huyện thực hiện thường xuyên, toàn diện.
Trong thời gian tiếp theo, quá trình giám sát, đánh giá hoạt động triển khai, vận hành mô hình nông nghiệp các bon thấp, đánh giá nội bộ, kiểm toán độc lập được tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của nhà tài trợ và BQL dự án Trung ương, và pháp luật Việt Nam.
4.3. Kiểm toán và đánh giá hoàn thành dự án
Hằng năm, dự án được kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán đối với toàn bộ các hoạt động trong năm của BQL dự án tỉnh.
4.4. Điều tra cơ bản
Ban quản lý dự án tỉnhđã thực hiện điều tra, thống kê số lượng hầm khí sinh học và xác định hộ tiềm năng xây dựng công trình khí sinh học của 10 huyện, 228 xã và 2.430 thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2014. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch triển khai dự án cho các năm tiếp theo.
Ngoài ra, ban còn tiến hành điều tra trực tiếp các trang trại, nhóm hộ có đơn đăng ký tham gia xây dựng mô hình để có thông tin thực tế phục vụ tổ đánh giá hồ sơ bày tỏ quan tâm lựa chọn các trang trại, nhóm hộ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn của ban.
4.5. Hệ thống báo cáo của dự án
Định kỳ hàng tháng quý, 6 tháng và hằng năm, BQL dự án có báo cáo về mọi hoạt động của dự án theo đúng quy định của nhà tài trợ và yêu cầu của BQL Trung ương, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và PTNT. Các báo cáo định kỳ và đột xuất được thực hiện thường xuyên, đầy đủ.
IV. Các biện pháp bảo vệ
4.1. Bảo vệ môi trường
Tại các vùng triển khai dự án, đặc biệt tại các hộ đã xây dựng công trình khí sinh học quy mô nhỏ đã hạn chế và giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính do hoạt động chăn nuôi và chất thải chăn nuôi gây ra.
Công tác đảm bảo an toàn vận hành và sửa chữa công trình khí sinh học được triển khai, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên nên không có sự cố về môi trường xảy ra.
4.2. Bảo vệ xã hội
Trong quá trình triển khai dự án, các hoạt động được triển khai đúng quy trình, quy định của pháp luật. Do đó không để xảy ra các sự cố như tai nạn lao động, mất an ninh trật tự, mất đoàn kết hay khiếu nại, tố cáo.
4.3. Giới và Dân tộc thiểu số
Dự án luôn quan tâm, ưu tiên tỉ lệ nữ giới và dân tộc thiểu số tham gia vào dự án. Tính đến 31/08/2016 tỉ lệ nữ giới tham gia vào các lớp đào tạo tập huấn chiếm 22%, dân tộc thiểu số chiếm 5% trên tổng 6.100 người;tỉ lệ nữ giới trong các cuộc hội nghị chiếm 35% trên tổng 1.729 người và trong các cuộc hội thảo nữ giới chiếm 15% trên tổng số 80 người.
V. Tiến độ thực hiện mua sắm và quản lý tài chính
5.1. Tiến độ mua sắm
Dự án mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ công tác quản lý dự án theo đúng tiến độ và quy định.
5.2. Quản lý tài chính
VI. Giải ngân
6.1. Bảng ngân sách
6.2. Tiến độ giải ngân
Lũy kế giải ngân vốn ODA, vốn đối ứng từ đầu dự án đến 31 tháng 08 năm 2016 đạt 20.164 triệu đồng, bằng 44% kế hoạch toàn dự án. Trong đó, vốn ODA đạt 19.022 triệu đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh đạt 1.141 triệu đồng.
VII. Kết luận
Sau 3 năm hoạt động Ban quản lý dự án tỉnh luôn hoàn thành và đúng tiến độ các hợp phần. Đặc biệt hợp phần 1 vượt kế hoạch xây dựng công trình khí sinh học qui mô nhỏ theo kế hoạch phân bổ trước điều chỉnh của dự án, thông tin của dự án được tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp người lao động trên địa bàn tỉnh. Hợp phần 3 xây dựng mô hình trình diễn tuy gặp nhiều khănchungnhưng Ban quản lý dự án tỉnh luôn hoàn thành đúng tiến độ theo yêu cầu của Ban quản lý dự án Trung ương.
VIII. Kiến nghị
8.1. Kiến nghị đối với UBND tỉnh
UBND tỉnh đã quan tâm đến dự án LCASP đặc biệt trong công tác xét duyệt kế hoạch tài chính hàng năm và phân bổ nguồn vốn đối ứng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh căn cứ vào thực tế và tiềm năng phát triển chăn nuôi của Bắc Giang, tiếp tục quan tâm chỉ đạo tốt các hợp phần của Dự án, đặc biệt phát triển công trình khí sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính hướng đến nền nồng nghiệp ổn định, bền vững.
8.2. Kiến nghị đối với BQLDA Trung ương
Tính đến thời điểm hiện tại Dự án đã căn bản hoàn thiện số công trình khí sinh học được phân bổ, tuy nhiên do tỉnh Bắc Giang có tiềm năng phát triển chăn nuôi lớn cùng với nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học tương đối cao. Trên cở sở đó, đề nghị BQLDA Trung ương xem xét tăng số lượng công trình khí sinh học quy mô nhỏ cho ban quản lý Dự án tỉnh, điều chỉnh tăng kinh phí quản lý dự án cho tỉnh, đặc biệt chi lương và phụ cấp cho cán bộ nhằm duy trì đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm cho dự án.