Mô hình máy ép - tách phân vi sinh sẽ được xây dựng tại các trang trại quy mô lớn.
Gia đình chị Trần Thị An, thôn Thái Vô, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) duy trì chăn nuôi hơn 100 con lợn mỗi năm. Trước đây, gần như toàn bộ chất thải trong chăn nuôi của gia đình thường không được xử lý mà xả thẳng ra vườn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh. Sau khi được cán bộ khuyến nông tuyên truyền, gia đình chị đã đăng ký tham gia Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp. Nhờ được hỗ trợ, gia đình chị An đã mạnh dạn xây dựng hầm khí biogas và mua các thiết bị phụ trợ khác. Sau khi đưa vào sử dụng hầm khí biogas, chất thải trong chăn nuôi của gia đình đều được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường. Cũng là một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án, chị Trần Thị Thắm, thôn Na Ó, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) chia sẻ: Từ khi sử dụng hầm biogas, chất thải từ chuồng trại của gia đình tôi đã được xử lý triệt để, gia đình còn có thêm khí đốt để đun nấu. Tính ra, mỗi tháng gia đình tiết kiệm được từ 450.000 - 500.000 đồng từ nguồn năng lượng biogas tự sản xuất.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ, sử dụng tối ưu các phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất năng lượng sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ và các sản phẩm khác giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, bảo vệ môi trường nông thôn. Dự án cũng đã hỗ trợ tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học, hỗ trợ cho hơn 200 hộ vay trên 5 tỷ đồng để xây dựng công trình hầm khí sinh học.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, nhiều hộ nông dân có xu hướng phát triển kinh tế theo quy mô trang trại, chăn nuôi gia súc với số lượng lớn. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi luôn được quan tâm hàng đầu. Thực hiện dự án đầu tư phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020, ngoài tập trung phát triển số lượng đàn gia súc, huyện Si Ma Cai còn là địa phương thực hiện tốt Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp. Ngoài số vốn hỗ trợ của Dự án, nhiều hộ đã bỏ thêm tiền để đầu tư các công trình khí sinh học, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi.
Gia đình ông Thàng Seo Chảnh, thôn Suối Thầu, xã Si Ma Cai là một trong những hộ làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi. Ngoài mạnh dạn đầu tư vào chuồng trại, gia đình ông Chảnh còn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải, tận dụng làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp, với kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp. Giờ đây, nhiều hộ trong thôn cũng học tập và làm theo ông Chảnh, áp dụng vào hoạt động chăn nuôi của gia đình.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững. Ngoài ra, Dự án còn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Bà Phạm Thị Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp được triển khai đã góp phần giải quyết “bài toán khó” về môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các hộ chăn nuôi. Trong năm 2017, Dự án sẽ tiếp tục thực hiện các hợp phần, hỗ trợ xây dựng 21 máy phát điện từ khí biogas cho các trang trại có quy mô lớn, máy ép, tách phân vi sinh nhằm tận dụng triệt để và hiệu quả chất thải trong chăn nuôi.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp được thực hiện trên cơ sở nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ, sử dụng tối ưu các phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất năng lượng sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất phân hữu cơ và các sản phẩm khác giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, bảo vệ môi trường nông thôn. Dự án cũng đã hỗ trợ tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học, hỗ trợ cho hơn 200 hộ vay trên 5 tỷ đồng để xây dựng công trình hầm khí sinh học.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, nhiều hộ nông dân có xu hướng phát triển kinh tế theo quy mô trang trại, chăn nuôi gia súc với số lượng lớn. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi luôn được quan tâm hàng đầu. Thực hiện dự án đầu tư phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020, ngoài tập trung phát triển số lượng đàn gia súc, huyện Si Ma Cai còn là địa phương thực hiện tốt Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp. Ngoài số vốn hỗ trợ của Dự án, nhiều hộ đã bỏ thêm tiền để đầu tư các công trình khí sinh học, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi.
Gia đình ông Thàng Seo Chảnh, thôn Suối Thầu, xã Si Ma Cai là một trong những hộ làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo nhờ chăn nuôi. Ngoài mạnh dạn đầu tư vào chuồng trại, gia đình ông Chảnh còn áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải, tận dụng làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp, với kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp. Giờ đây, nhiều hộ trong thôn cũng học tập và làm theo ông Chảnh, áp dụng vào hoạt động chăn nuôi của gia đình.
Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp người dân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững. Ngoài ra, Dự án còn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Bà Phạm Thị Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp được triển khai đã góp phần giải quyết “bài toán khó” về môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các hộ chăn nuôi. Trong năm 2017, Dự án sẽ tiếp tục thực hiện các hợp phần, hỗ trợ xây dựng 21 máy phát điện từ khí biogas cho các trang trại có quy mô lớn, máy ép, tách phân vi sinh nhằm tận dụng triệt để và hiệu quả chất thải trong chăn nuôi.
baolaocai.vn